“Cần nhận thức rằng thương hiệu là tài sản vô hình”

"Nếu doanh nghiệp có ý thức xây dựng và phát triển thương hiệu của mình thì phải nhận thức rõ thương hiệu là tài sản vô hình."

Theo ông Đỗ Kim Lam, Phó Cục trưởng Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, nếu doanh nghiệp có ý thức xây dựng thương hiệu và phát triển thương hiệu của mình thì phải nhận thức rõ thương hiệu là tài sản vô hình.

“Chúng ta đã có nhiều bài học về việc bị 'cướp' thương hiệu, do vậy doanh nghiệp cần phải biết bảo vệ bằng cách đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam và nước ngoài,” ông Lam nói. Trong khuôn khổ Diễn đàn thương hiệu Việt Nam 2013, do Bộ Công Thương phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam tổ chức, ông Đỗ Kim Lam đã có cuộc trao đổi với Vietnam+ về vấn đề xây dựng và bảo vệ thương hiệu. PV: Thưa ông, hiện nay vấn đề bảo vệ thương hiệu đang được quan tâm và thực hiện như thế nào? Ông Đỗ Kim Lam: Gần đây chúng ta không thấy còn nhiều vụ việc mất thương hiệu hay bị tranh chấp thương hiệu ở trong và ngoài nước nhưng lại nổi lên một xu hướng mới, đó là việc các tập đoàn tổ chức kinh tế nước ngoài khi kinh doanh ở Việt Nam đang âm thầm thâu tóm các doanh nghiệp có thương hiệu của Việt Nam. Đây là cách thâm nhập rất phổ biến ở nước ngoài, bằng hình thức góp vốn sau đó sáp nhập, mua bán các thương hiệu của doanh nghiệp trong nước. Có thể thấy, xu hướng này chúng ta không thể cưỡng lại được nhưng nó cũng đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu không đoàn kết lại để tăng thêm sức mạnh, cũng như đẩy mạnh đầu tư thì thương hiệu của chúng ta khó trụ vững được trong lúc kinh tế khó khăn. PV: Chủ đề năm nay là “Xây dựng và phát triển thương hiệu vùng miền vì mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia.” Vậy ông có thể nói rõ hơn về chương trình này? Ông Đỗ Kim Lam: Việc xây dựng thương hiệu vùng miền được nhận thức là một phần trong chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia. Thương hiệu vùng miền thường được thể hiện cụ thể ở các khái niệm cũng như chỉ dẫn địa lý hoặc các yếu tố của địa phương gắn với các sản phẩm hoặc dịch vụ mà địa phương hoặc vùng miền tạo ra. Có thể thấy vấn đề thương hiệu vùng miền gần đây đã được quan tâm hơn nhiều, đặc biệt là lãnh đạo các địa phương đã bắt đầu chú ý đến việc tạo dựng hình ảnh cho thương hiệu hoặc nhận thức, hiểu biết của cộng đồng về địa phương mình thông qua những giá trị đặc thù của địa phương, trong đó thương hiệu vùng miền là hình thức tổng quát nhất. Mỗi địa phương cũng có đặc thù riêng, tuy nhiên khi nói đền vùng miền là nói đến khái niệm thương hiệu ở góc độ rộng hơn là khái niệm của một tỉnh hoặc một vài tỉnh. Đơn cử khái niệm thương hiệu biển chẳng hạn là khái niệm có tính chất tổng quát tổng hợp, thể hiện nhiều vùng miền gắn với biển. Bộ Công Thương dự kiến tổ chức một diễn đàn tập trung phân tích cách triển khai thực tế hiện nay ở các địa phương, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm, để từ đó tổng kết kinh nghiệm giúp cho chương trình Thương hiệu quốc gia đưa ra được định hướng chung cho chiến lược xây dựng thương hiệu vùng miền. PV: Vậy Bộ Công Thương đã có những giải pháp cụ thể nào để xây dựng thương hiệu từng vùng miền thưa ông? Ông Đỗ Kim Lam: Chúng ta mới tiếp cận cách thức này nên chưa có thể đưa ra ngay được giải pháp cụ thể. Ví dụ như Bộ Tài nguyên và Môi trường hàng năm vẫn tổ chức thương hiệu biển thì điểm nhấn ở đây là thương hiệu biển cũng là một phần trong hoạt động của Thương hiệu quốc gia, diễn đàn thương hiệu quốc gia. Chúng ta cũng đã tiếp cận cách thức xây dựng kinh tế gắn với biển như du lịch, dầu khí, đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản… Mỗi ngành kinh tế này lại có cách tiếp cận khác nhau về thương hiệu biển. Tuy nhiên, tựu chung lại thì khi phát triển kinh tế gắn với biển thì cần đặt trong tổng thể phát triển kinh tế chung của đất nước. Trong diễn đàn thương hiệu quốc gia 2013 chúng ta có điều kiện đi sâu hơn cùng các chuyên gia và đặt ra được định hướng riêng, căn cứ vào đó đề ra những giải pháp cụ thể cho việc xây dựng thương hiệu vùng miền.   PV: Xin cảm ơn ông./.Trao giải Thương hiệu Quốc gia cho 54 doanh nghiệp
Chương trình thương hiệu Quốc gia được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTG và Bộ Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành triển khai.

Mục đích của chương trình nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ).

Việc lựa chọn các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia chỉ là sự khởi đầu để các doanh nghiệp trở thành đối tác của chương trình.

Nhà nước sẽ đứng ra bảo trợ cho các thương hiệu sản phẩm có chất lượng và uy tín, nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và có điều kiện phát triển thương hiệu của mình ra thế giới.
 
Đức Duy (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục