Ngày 16/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị tham vấn ý kiến cán bộ ngành lao động thương binh và xã hội, liên đoàn lao động các tỉnh khu vực phía Nam về phương án phân vùng và điều chỉnh mức lương tối thiểu năm 2011.
Ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, mức lương tối thiểu mà Chính phủ phân theo 4 vùng như hiện nay là mức sàn để doanh nghiệp chi trả tiền công cho lao động phổ thông, giản đơn, chưa qua đào tạo; còn đối với những lao động chất xám, tiền lương là sự thỏa thuận giữ họ với chủ doanh nghiệp.
Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, tiền lương tối thiểu đang bị áp dụng một cách méo mó, các doanh nghiệp vẫn lấy đó để thực hiện chi trả cho người lao động ở tất cả các lĩnh vực và ở mọi trình độ ngành nghề, kể cả lao động có chuyên môn.
Nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn đối với việc ban hành chính sách tiền lương tối thiểu. Trên thực tế mức lương tối thiểu rất thấp, nếu người lao động sống với mức thu nhập đó thì họ chỉ có thể đảm bảo được một số nhu cầu căn bản, việc tích lũy là điều mơ hồ, do đó không kích thích được sức tiêu dùng trong nước cũng như việc quay vòng nguồn vốn cho sản xuất.
Ít có doanh nghiệp nào chi trả tiền lương cho người lao động thấp hơn mức tiền lương tối thiểu vì nếu làm như vậy doanh nghiệp sẽ mất lao động, tuy nhiên mức lương mà họ chi trả lại không tương xứng với sức lao động mà nhân công đã phải bỏ ra. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, mức chi trả đó phản ánh đúng phần nào chất lượng lao động Việt Nam.
Theo đại diện Ban quản lý các khu công nghiệp-khu chế xuất (Hepza) Thành phố Hồ Chí Minh, ở thành phố này tiền lương tăng không đáng kể nhưng giá cả lại tăng vọt quá nhanh, chất lượng bữa ăn cho người lao động ít nhất cũng phải là 12.000 đồng/bữa nhưng hầu hết chỉ ở mức 7.000 đồng/bữa, có nơi tiền ăn của công nhân còn bị cắt xén.
Giá tiền lương tối thiểu chẳng những bất cập, việc phân vùng cũng không mấy khoa học. Đây là nhận xét của đại diện ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh Lâm Đồng. Đại diện ngành này còn cho rằng, việc phân vùng tiền lương tối thiểu không có tiêu chí rõ ràng, việc chia ra tiền lương tối thiểu chung và tiền lương tối thiểu vùng gây rối rắm cho việc chi trả. Trong khi mức lương tối thiểu khu vực III, IV thấp thì tiền trợ cấp những khu vực này lại khá cao.
Sự phân vùng ngày càng sâu sắc, độ vênh giữa các vùng không ngừng bị giãn rộng. Đại diện ngành này đề xuất việc nhập vùng hoặc phân chia lại rõ ràng hơn theo tiêu chí loại hình đô thị.
Về điểm này, ông Phạm Minh Huân thừa nhận, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội còn lúng túng, Bộ dự tính chênh lệch tiền lương theo vùng là 10% nhưng có nơi chênh lệch lên đến 30%.
Lộ trình Đề án cải cách chính sách tiền lương năm 2011 đã được Chính phủ thông qua và giao cho Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng những bước đi cụ thể để có những điều chỉnh, bổ sung hợp lý, kịp thời; nhằm tạo bình đẳng trong chính sách tiền lương.
Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu theo vùng và mức lương tối thiểu chung sẽ 2 lần tăng chi phí đối với doanh nghiệp, điều này cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Cũng theo ông Huân, hiện nay khó khăn lớn nhất của lộ trình cải cách tiền lương là ở doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động phổ thông, lĩnh vực gia công.
Bộ sẽ lấy ý kiến hiệp hội doanh nghiệp, đồng thời tiến hành “đối thoại” với chính quyền địa phương để thống nhất, hoàn thiện đề án trước khi trình Chính phủ phê duyệt.
Theo phương án, trong năm 2011, mức tăng lương tối thiểu trong các loại hình doanh nghiệp phân theo vùng sẽ được tăng lên ít nhất là 110%./.
Ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, mức lương tối thiểu mà Chính phủ phân theo 4 vùng như hiện nay là mức sàn để doanh nghiệp chi trả tiền công cho lao động phổ thông, giản đơn, chưa qua đào tạo; còn đối với những lao động chất xám, tiền lương là sự thỏa thuận giữ họ với chủ doanh nghiệp.
Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, tiền lương tối thiểu đang bị áp dụng một cách méo mó, các doanh nghiệp vẫn lấy đó để thực hiện chi trả cho người lao động ở tất cả các lĩnh vực và ở mọi trình độ ngành nghề, kể cả lao động có chuyên môn.
Nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn đối với việc ban hành chính sách tiền lương tối thiểu. Trên thực tế mức lương tối thiểu rất thấp, nếu người lao động sống với mức thu nhập đó thì họ chỉ có thể đảm bảo được một số nhu cầu căn bản, việc tích lũy là điều mơ hồ, do đó không kích thích được sức tiêu dùng trong nước cũng như việc quay vòng nguồn vốn cho sản xuất.
Ít có doanh nghiệp nào chi trả tiền lương cho người lao động thấp hơn mức tiền lương tối thiểu vì nếu làm như vậy doanh nghiệp sẽ mất lao động, tuy nhiên mức lương mà họ chi trả lại không tương xứng với sức lao động mà nhân công đã phải bỏ ra. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, mức chi trả đó phản ánh đúng phần nào chất lượng lao động Việt Nam.
Theo đại diện Ban quản lý các khu công nghiệp-khu chế xuất (Hepza) Thành phố Hồ Chí Minh, ở thành phố này tiền lương tăng không đáng kể nhưng giá cả lại tăng vọt quá nhanh, chất lượng bữa ăn cho người lao động ít nhất cũng phải là 12.000 đồng/bữa nhưng hầu hết chỉ ở mức 7.000 đồng/bữa, có nơi tiền ăn của công nhân còn bị cắt xén.
Giá tiền lương tối thiểu chẳng những bất cập, việc phân vùng cũng không mấy khoa học. Đây là nhận xét của đại diện ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh Lâm Đồng. Đại diện ngành này còn cho rằng, việc phân vùng tiền lương tối thiểu không có tiêu chí rõ ràng, việc chia ra tiền lương tối thiểu chung và tiền lương tối thiểu vùng gây rối rắm cho việc chi trả. Trong khi mức lương tối thiểu khu vực III, IV thấp thì tiền trợ cấp những khu vực này lại khá cao.
Sự phân vùng ngày càng sâu sắc, độ vênh giữa các vùng không ngừng bị giãn rộng. Đại diện ngành này đề xuất việc nhập vùng hoặc phân chia lại rõ ràng hơn theo tiêu chí loại hình đô thị.
Về điểm này, ông Phạm Minh Huân thừa nhận, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội còn lúng túng, Bộ dự tính chênh lệch tiền lương theo vùng là 10% nhưng có nơi chênh lệch lên đến 30%.
Lộ trình Đề án cải cách chính sách tiền lương năm 2011 đã được Chính phủ thông qua và giao cho Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng những bước đi cụ thể để có những điều chỉnh, bổ sung hợp lý, kịp thời; nhằm tạo bình đẳng trong chính sách tiền lương.
Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu theo vùng và mức lương tối thiểu chung sẽ 2 lần tăng chi phí đối với doanh nghiệp, điều này cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Cũng theo ông Huân, hiện nay khó khăn lớn nhất của lộ trình cải cách tiền lương là ở doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động phổ thông, lĩnh vực gia công.
Bộ sẽ lấy ý kiến hiệp hội doanh nghiệp, đồng thời tiến hành “đối thoại” với chính quyền địa phương để thống nhất, hoàn thiện đề án trước khi trình Chính phủ phê duyệt.
Theo phương án, trong năm 2011, mức tăng lương tối thiểu trong các loại hình doanh nghiệp phân theo vùng sẽ được tăng lên ít nhất là 110%./.
Trần Xuân Tình (TTXVN/Vietnam+)