Bộ trưởng Hợp tác Quốc tế Canada Beverley Oda đã cam kết tăng cường các hoạt động phát triển và nhân đạo của Canada trong lĩnh vực an ninh lương thực.
Cam kết này được bà Oda đưa ra trong cuộc gặp với Giám đốc Điều hành Chương trình lương thực thế giới (WFP) Josette Sheeran và Chủ tịch Quỹ quốc tế vì phát triển Nông nghiệp (IFAD) Kanayo F. Nwanze tại Rome, Italy.
Phát biểu tại cuộc họp với quan chức WFP ngày 17/6, bà Oda nhấn mạnh rằng, các chương trình an ninh lương thực của Canada hiện đóng vai trò quan trọng tại thời điểm giá lương thực đang tăng cao gần bằng mức giá trong cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008.
Khi giá lương thực tăng lên, những người nghèo nhất thế giới, phải chi tới 80% thu nhập của họ để mua lương thực, sẽ không thể nuôi sống gia đình, dẫn đến nạn đói, bất ổn và di cư.
Giá lương lực cao cũng ảnh hưởng đến việc viện trợ lương thực và khả năng hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi xung đột và các thiên tai lớn, nhất là phụ nữ và trẻ em. Canada luôn đi đầu trong việc hỗ trợ giải quyết các vấn đề y tế, dinh dưỡng và an ninh lương thực.
WFP là đối tác nhân đạo lớn nhất của Canada, và năm 2010, Ottawa là nhà tài trợ lớn thứ hai cho WFP.
Trong khi đó, tại cuộc họp với Chủ tịch IFAD, bà Oda nhắc lại cam kết của Canada trong việc hỗ trợ những người nông dân làm ăn nhỏ lẻ, nhất là phụ nữ, để họ có thể phát triển canh tác từ mức đủ sống, vươn lên thành những doanh nghiệp nhỏ và vừa, có thể tiếp cận các thị trường địa phương và khu vực.
Theo bà Oda, để đảm bảo an ninh lương thực lâu dài tại các nước đang phát triển, các vấn đề như cơ sở hạ tầng, thủy lợi và khả năng kỹ thuật phải được xử lý trong khuôn khổ một kế hoạch an ninh lương thực gắn kết quốc gia, dẫn đến phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo.
Hai cuộc họp tại Rome là chặng cuối cùng trong chuyến công du châu Âu của bà Oda nhằm nhấn mạnh cam kết tăng cường tính hiệu quả, tập trung và trách nhiệm trong các hoạt động hỗ trợ quốc tế của Canada, với ba ưu tiên là tăng cường an ninh lương thực, đảm bảo tương lai của trẻ em và thanh niên, và khuyến khích tăng trưởng kinh tế bền vững./.
Cam kết này được bà Oda đưa ra trong cuộc gặp với Giám đốc Điều hành Chương trình lương thực thế giới (WFP) Josette Sheeran và Chủ tịch Quỹ quốc tế vì phát triển Nông nghiệp (IFAD) Kanayo F. Nwanze tại Rome, Italy.
Phát biểu tại cuộc họp với quan chức WFP ngày 17/6, bà Oda nhấn mạnh rằng, các chương trình an ninh lương thực của Canada hiện đóng vai trò quan trọng tại thời điểm giá lương thực đang tăng cao gần bằng mức giá trong cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008.
Khi giá lương thực tăng lên, những người nghèo nhất thế giới, phải chi tới 80% thu nhập của họ để mua lương thực, sẽ không thể nuôi sống gia đình, dẫn đến nạn đói, bất ổn và di cư.
Giá lương lực cao cũng ảnh hưởng đến việc viện trợ lương thực và khả năng hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi xung đột và các thiên tai lớn, nhất là phụ nữ và trẻ em. Canada luôn đi đầu trong việc hỗ trợ giải quyết các vấn đề y tế, dinh dưỡng và an ninh lương thực.
WFP là đối tác nhân đạo lớn nhất của Canada, và năm 2010, Ottawa là nhà tài trợ lớn thứ hai cho WFP.
Trong khi đó, tại cuộc họp với Chủ tịch IFAD, bà Oda nhắc lại cam kết của Canada trong việc hỗ trợ những người nông dân làm ăn nhỏ lẻ, nhất là phụ nữ, để họ có thể phát triển canh tác từ mức đủ sống, vươn lên thành những doanh nghiệp nhỏ và vừa, có thể tiếp cận các thị trường địa phương và khu vực.
Theo bà Oda, để đảm bảo an ninh lương thực lâu dài tại các nước đang phát triển, các vấn đề như cơ sở hạ tầng, thủy lợi và khả năng kỹ thuật phải được xử lý trong khuôn khổ một kế hoạch an ninh lương thực gắn kết quốc gia, dẫn đến phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo.
Hai cuộc họp tại Rome là chặng cuối cùng trong chuyến công du châu Âu của bà Oda nhằm nhấn mạnh cam kết tăng cường tính hiệu quả, tập trung và trách nhiệm trong các hoạt động hỗ trợ quốc tế của Canada, với ba ưu tiên là tăng cường an ninh lương thực, đảm bảo tương lai của trẻ em và thanh niên, và khuyến khích tăng trưởng kinh tế bền vững./.
(TTXVN/Vietnam+)