Canada đang chuẩn bị đưa vào sử dụng hộ chiếu điện tử (ePassport) vào năm tới, nhưng các chuyên gia an ninh cảnh báo rằng công nghệ này vẫn chưa hoàn hảo và không thể ngăn chặn các phần tử khủng bố xâm nhập vào nước này.
Các hộ chiếu mới sẽ được gắn những con chip điện tử sử dụng giao thức kết nối qua sóng radio gắn trên hộ chiếu. Nó còn được gọi là RFID (Radio Frequency Identification) chứa thêm các thông tin sinh trắc học của chủ hộ chiếu.
Chúng rất tiện lợi, giúp các nhân viên cửa khẩu nhanh chóng xác minh lại danh tính của người mang hộ chiếu.
Tuy nhiên, Adam Laurie, giám đốc một công ty tư vấn về an ninh của Anh được thuê để phát hiện những lỗ hổng trong công nghệ hộ chiếu điện tử của Canada trong năm năm qua, cho biết việc gắn các chip sinh trắc học vào hộ chiếu không thể đem lại sự bảo đảm về an ninh.
Ông này cho biết chỉ cần bỏ ra khoảng 100 USD là có thể mua được những thiết bị cần thiết để "nhân bản" các thông tin trên hộ chiếu điện tử, sau đó có thể sử dụng các phần mềm miễn phí trên mạng Internet để thay đổi những thông tin ghi trên hộ chiếu.
Ông cũng cho biết dù việc thay đổi thông tin trên các con chip này đòi hỏi phải có kiến thức về công nghệ thông tin, song nó hoàn toàn có thể thực hiện được và qua mặt được các nhân viên cửa khẩu.
Laurie đã khuyên Chính phủ Canada nên thận trọng khi bắt đầu phát hành hộ chiếu điện tử.
Theo tổ chức Acuity Market Intelligence, hộ chiếu điện tử chiếm hơn 57% tổng số hộ chiếu được phát hành trên toàn cầu trong năm 2009. Hơn 60 quốc gia trên thế giới đã cấp hộ chiếu điện tử cho công dân.
Cuối năm 2005, Đức là nước đầu tiên ở châu Âu đưa vào sử dụng hộ chiếu điện tử. Từ đầu năm 2006, Pháp, Nhật Bản, Thụy Sĩ và Australia đã thực hiện cấp hộ chiếu điện tử.
Tại Đông Nam Á, Singapore và Malaysia là hai nước tiên phong trong lĩnh vực này. Việt Nam dự định cũng sẽ đưa vào sử dụng hộ chiếu điện tử vào năm 2011./.
Các hộ chiếu mới sẽ được gắn những con chip điện tử sử dụng giao thức kết nối qua sóng radio gắn trên hộ chiếu. Nó còn được gọi là RFID (Radio Frequency Identification) chứa thêm các thông tin sinh trắc học của chủ hộ chiếu.
Chúng rất tiện lợi, giúp các nhân viên cửa khẩu nhanh chóng xác minh lại danh tính của người mang hộ chiếu.
Tuy nhiên, Adam Laurie, giám đốc một công ty tư vấn về an ninh của Anh được thuê để phát hiện những lỗ hổng trong công nghệ hộ chiếu điện tử của Canada trong năm năm qua, cho biết việc gắn các chip sinh trắc học vào hộ chiếu không thể đem lại sự bảo đảm về an ninh.
Ông này cho biết chỉ cần bỏ ra khoảng 100 USD là có thể mua được những thiết bị cần thiết để "nhân bản" các thông tin trên hộ chiếu điện tử, sau đó có thể sử dụng các phần mềm miễn phí trên mạng Internet để thay đổi những thông tin ghi trên hộ chiếu.
Ông cũng cho biết dù việc thay đổi thông tin trên các con chip này đòi hỏi phải có kiến thức về công nghệ thông tin, song nó hoàn toàn có thể thực hiện được và qua mặt được các nhân viên cửa khẩu.
Laurie đã khuyên Chính phủ Canada nên thận trọng khi bắt đầu phát hành hộ chiếu điện tử.
Theo tổ chức Acuity Market Intelligence, hộ chiếu điện tử chiếm hơn 57% tổng số hộ chiếu được phát hành trên toàn cầu trong năm 2009. Hơn 60 quốc gia trên thế giới đã cấp hộ chiếu điện tử cho công dân.
Cuối năm 2005, Đức là nước đầu tiên ở châu Âu đưa vào sử dụng hộ chiếu điện tử. Từ đầu năm 2006, Pháp, Nhật Bản, Thụy Sĩ và Australia đã thực hiện cấp hộ chiếu điện tử.
Tại Đông Nam Á, Singapore và Malaysia là hai nước tiên phong trong lĩnh vực này. Việt Nam dự định cũng sẽ đưa vào sử dụng hộ chiếu điện tử vào năm 2011./.
Thanh Bình (Vietnam+)