Canada công bố kế hoạch đẩy mạnh cuộc chiến chống rác thải nhựa
Từ năm 2021, Canada sẽ cấm sử dụng các vật dụng nhựa sử dụng 1 lần như ống hút, túi nylon, chai... nhằm giảm lượng rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ các đại dương trên thế giới.
Từ năm 2021, Canada sẽ cấm sử dụng các vật dụng nhựa sử dụng 1 lần như ống hút, túi nylon, chai... nhằm giảm lượng rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ các đại dương trên thế giới.
Đưa ra thông báo trên ngày 10/6, Thủ tướng Canada Justin Trudeau nhấn mạnh đây là một trong những nỗ lực để Ottawa tham gia vào cuộc chiến chống rác thải nhựa của thế giới. Nhà lãnh đạo Canada bày tỏ quan ngại về thực trạng rác thải nhựa ở quốc gia Bắc Mỹ này, cho biết chưa đến 10% rác thải nhựa ở Canada hiện được tái chế.
Ông nêu rõ danh mục sản phẩm nhựa bị cấm còn cần được xem xét dựa theo khuyến nghị của giới khoa học. Ngoài lệnh cấm này, Canada chủ trương yêu cầu các nhà sản xuất vật dụng nhựa sử dụng nguyên vật liệu có thể tái chế.
Thủ tướng Trudeau công bố kế hoạch trên trong bối cảnh chỉ còn 5 tháng nữa sẽ diễn ra tổng tuyển cử ở nước này với các chiến dịch vận động tranh cử dự kiến bao trùm các chủ đề biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.
Người dân Italy ngày càng quan tâm và nhận thức được tính cấp bách của tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa. Đây là kết quả của cuộc thăm dò dư luận do hãng nghiên cứu thị trường toàn cầu Ispo công bố ngày 13/5/2019. Kết quả khảo sát cho thấy có đến 80% số người Italy được hỏi bày tỏ lo ngại về một thảm họa môi trường, trong khi khoảng 74% cho rằng các cá nhân có liên quan đến việc xả rác thải nhựa ra các đại dương. Trong ảnh: Một bãi rác thải ở Naples, Italy. (Ảnh: AFP/TTXVN phát)Công đoạn phân loại rác đi vào hoạt động tại nhà máy xử lý rác thải Bến Tre. (Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu/TTXVN)Nước rửa, giặt bao bì chưa qua xử lý chảy lênh láng trong các cơ sở tái chế rác, gây ô nhiễm môi trường ở thôn Long Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. (Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm/TTXVN)Xác lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi vứt bừa bãi tại khu vực cửa cống Hòa Vang, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang nhiều ngày, gây ô nhiễm môi trường (24/5/2019). (Ảnh: Tùng Lâm/TTXVN)Cơ quan an toàn thực phẩm Pháp ANSES ngày 27/5/2019 đã cấm bán các loại thuốc bảo vệ thực vật có chứa chất epoxiconazole, vốn được sử dụng rất rộng rãi trong nông nghiệp, gọi đây là 'mối nguy hiểm đáng lo ngại' đối với sức khỏe con người và môi trường. Trong ảnh: Sản phẩm thuốc diệt cỏ tại Piace, Pháp. (Ảnh: AFP/TTXVN phát)Lực lượng đoàn viên, thanh niên huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh thu gom rác trên bãi biển xã Thạch Hải. (Ảnh: Công Tường/TTXVN)Khai thác cát trái phép ảnh hưởng môi trường ở Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. (Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN)Khai thác cát trái phép ảnh hưởng môi trường ở Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. (Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN)Con cá voi trong dạ dày chứa tới 6 kg rác thải nhựa chết trôi dạt vào bờ biển tại khu bảo tồn Wakatobi thuộc tỉnh Sulawesi, Đông Nam Indonesia, ngày 20/11/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN phát)Cá chết trôi dạt vào bờ biển tràn ngập rác thải nhựa tại Hann, Dakar, Senegal ngày 2/6/2018. (Ảnh: AFP/ TTXVN phát)Thừa Thiên-Huế thực hiện dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế. (Ảnh: Quốc Việt/TTXVN)Đẩy mạnh cuộc chiến chống ô nhiễm không khí, Chính phủ Anh cam kết sẽ ban hành một đạo luật mới trong năm nay về chất lượng không khí nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân cũng như tiết kiệm hàng tỷ bảng cho nền kinh tế nước này. Trong ảnh: Khói bốc lên từ các tháp làm mát của nhà máy nhiệt điện ở Darlton, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN phátNgười dân thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đi thu gom túi nylon vứt trên sông Đà trong ngày Tết Táo quân để bảo vệ môi trường. (Ảnh: Thanh Hải/TTXVN)Thả con giống hưởng ứng bảo vệ môi trường, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên đầm Đông Hồ, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)Bụi mịn bao phủ bầu trời Seoul, Hàn Quốc, ngày 5/3/2019. (Ảnh: Yonhap/ TTXVN phát) Bụi mịn bao phủ thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 3/3/2019. (Ảnh: YONHAP/TTXVN phát)Philippines đã sử dụng một lượng khổng lồ các túi nilon dùng một lần khi mỗi ngày có tới gần 48 triệu túi nhựa dùng để mua hàng được sử dụng trên khắp Philippines, tương đương với 60 tỷ túi bao bì nhựa/năm. Trong ảnh: Rác thải trên một con kênh ở Manila. (Ảnh: AFP/TTXVN phát)Ngày 15/3/2019,tại thành phố Sydney (Australia) hàng chục nghìn học sinh, sinh viên xuống đường biểu tình nhằm kêu gọi hành động chống biến đổi khí hậu. (Ảnh: Nguyễn Hoàng Linh/ TTXVN)Các ống khói thải mù mịt ra từ các nhà máy bột cá nằm dọc sông Cái Bé, tỉnh Kiên Giang, gây ô nhiễm môi trường không khí. (Ảnh: Lê Sen/TTXVN)Sinh viên tình nguyện vệ sinh bảo vệ môi trường trong dịp Tết Ông Công, Ông Táo (23 tháng Chạp) tại khu vực sông Hồng. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)Đoàn viên thanh niên ra quân xoá điểm đen ô nhiễm môi trường tại chợ Láng Biển, xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. (Ảnh: Chương Đài/TTXVN) Tập đoàn Lộc Trời An Giang vận chuyển rác thải thuốc bảo vệ thực vật đi tiêu hủy trong chương trình 'Cùng nông dân bảo vệ môi trường' tại An Giang, tháng 3/2017. (Ảnh: Công Thử/ TTXVN)Tuyến phố Tràng Tiền, Hà Nội tắt đèn hưởng ứng 'Giờ trái đất' 2016. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)Hàn Quốc đã bắt đầu áp dụng quy định cấm sử dụng túi nylon dùng 1 lần đối với các siêu thị và cửa hàng bán lẻ từ đầu tháng 4/2019. Theo đó, các cửa hàng hoặc siêu thị vi phạm quy định trên sẽ phải nộp phạt lên đến 3 triệu won (tương đương 60 triệu đồng). Trong ảnh: Cấm sử dụng túi nylon dùng 1 lần tại một cửa hàng bán lẻ ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 1/4/2019. (Ảnh: YONHAP/TTXVN phát)Người dân thành phố Huế tổ chức vớt bèo trên sông Hương trong phong trào 'Ngày Chủ nhật xanh'. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN) Vùng nuôi tôm hùm ở Vịnh Xuân Đài (thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) từng xảy ra tình trạng tôm hùm chết hàng loạt, thậm chí có ngày lượng tôm hùm chết lên đến 2 tấn, bởi tình trạng vùng nuôi bị ô nhiễm cùng diễn biến bất lợi của thời tiết. (Ảnh: Xuân Triệu/TTXVN)Người tiêu dùng một số địa phương ở Việt Nam đang hưởng ứng dùng các loại lá thân thiện với môi trường thay thế cho túi nylon. (Ảnh: Hoa Mai/TTXVN)Người biểu tình chống biến đổi khí hậu tập trung tại cầu Waterloo ở London, Anh, ngày 15/4/2019. (Ảnh: AFP/ TTXVN phát)Rau được gói bằng lá chuối tại Cửa hàng nông sản 'Rau của ba' tại 180A Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hồng Nhung/TTXVN)Các đại biểu, tình nguyện viên tham gia hưởng ứng chương trình “Ngày tử tế - Vì môi trường không rác thải”, ngày 5/5/2019, tại Hà Nội. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Năm 2018, Canada ủng hộ tuyên bố của Nhóm Các nước phát triển hàng đầu thế giới (G7) về rác thải nhựa trong lòng đại dương, trong đó hướng tới việc giảm lượng rác thải nhựa. Tháng 5 năm ngoái, Liên hợp quốc cho biết 180 nước đã đạt được thỏa thuận giảm mạnh lượng rác thải nhựa đổ ra biển.
Thống kê của Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) cho thấy hiện có 127 quốc gia trên thế giới đã có đạo luật liên quan đến việc sử dụng túi nhựa, 91 nước trong số này đã cấm hoặc hạn chế việc sản xuất, nhập khẩu, phân phối sản phẩm nhựa. Châu Phi hiện là khu vực đi đầu trong nỗ lực này với 34 quốc gia áp dụng luật như vậy, tiếp đó là châu Âu với 29 nước.
Theo UNEP, khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa được tạo ra mỗi năm, trong đó 8 triệu tấn trôi ra các đại dương, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đại dương và đất liền này./.
Ngày Môi trường Thế giới (5/6) được Liên hợp quốc tổ chức lần đầu tiên vào năm 1972 và từ đó trở thành hoạt động thường niên để tuyên truyền việc tăng cường nhận thức về môi trường trên toàn thế giới.
Các công ty Nhật Bản đang tìm cách giảm dần, không sử dụng nhựa, hoặc sử dụng nhựa tái chế trong các sản phẩm của họ, trong nỗ lực nhằm giảm thiểu rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường.
Một công ty du thuyền Mỹ đã bị phạt 20 triệu USD vì tội xả nước thải ra biển trái phép và tìm cách che giấu hành vi vi phạm, mặc dù đang trong diện bị theo dõi sau một vụ việc tương tự vào năm 2016.
Tại lễ phát động ra quân toàn quốc “phong trào chống rác thải nhựa,” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi các bộ, ngành, địa phương và nhân dân cả nước cùng “chung tay” chống rác thải nhựa.
Nhà chức trách Hàn Quốc cho biết ít nhất bốn người đã thiệt mạng, sáu người bị thương và hàng nghìn người phải sơ tán trong bối cảnh cháy rừng lan nhanh ở vùng Đông Nam nước này.
Tối ngày 22/3, Lễ hội Tắt đèn Bật ý tưởng 2025, sự kiện nhằm hưởng ứng Giờ Trái đất đã diễn ra tại Trung tâm Thương mại "The Loop", với thông điệp “Tắt sống nhanh - Bật sống xanh”.
Năm 2024 vừa qua, thế giới ghi nhận hơn 150 hiện tượng thời tiết cực đoan chưa từng có, gây thiệt hại hàng trăm tỷ USD, khiến ít nhất 11.500 người chết và ảnh hưởng tới gần 150 triệu người.
Sau 1 giờ tắt đèn sự kiện Giờ Trái Đất năm 2025 (từ 20 giờ 30-21 giờ 30 ngày 22/3), cả nước đã tiết kiệm lượng điện năng là 448.000kWh, tương đương khoảng 942,2 triệu đồng.
Ngày cuối tuần, dù thời tiết miền Bắc đang có nắng đẹp ngay từ sáng sớm, chỉ số chất lượng không khí khu vực này vẫn không hề tốt, khi nhiều khu vực có màu đỏ và cam.
Thời gian qua, thiên tai liên tiếp xảy ra đã gây thiệt hại nặng nề. Vì vậy, việc phát triển hệ thống cảnh báo sớm toàn diện về khí tượng thủy văn là khoản đầu tư rất cấp thiết.
Ngày Khí tượng Thế giới 2025 với chủ đề "Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm," nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống cảnh báo thời tiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Người dân cho biết đám cháy khởi phát từ địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào khoảng 15 giờ 30 phút ngày 22/3, rồi cháy lan sang khu vực núi Ông Mo ở xã Trung Yên, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang).
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu dừng hoạt động toàn bộ các cơ sở không đủ điều kiện hoạt động về đất đai, xây dựng, an toàn điện, phòng cháy, gây ô nhiễm môi trường... tại xã Đại Bái.
Theo dự báo, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ duy trì tình trạng rét với nền nhiệt có nơi dưới 13 độ C, trong khi các khu vực đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng.
Sự gia tăng nhiệt độ vào cuối tuần sẽ thúc đẩy hoa anh đào nở sớm hơn so với năm ngoái, đánh dấu sự khởi đầu của mùa hoa anh đào kéo dài khoảng 10 ngày tại Nhật Bản.
Mỗi hành động nhỏ như tắt điện khi không sử dụng, hạn chế rác thải nhựa, lựa chọn phương tiện thân thiện với môi trường… đều góp phần xây dựng một tương lai xanh, bền vững.
Nguyên nhân ban đầu được nhận định là do người dân đốt thực bì để làm nương, cùng với thời tiết hanh khô và gió lớn dẫn đến không kiểm soát được ngọn lửa, gây cháy lan sang khu vực xung quanh.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm, riêng vùng núi Bắc Bộ cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5-1 độ C.
Ngày cuối tuần, dù thời tiết miền Bắc đang có nắng đẹp sau chuỗi ngày âm u, chỉ số chất lượng không khí khu vực này lại ở mức xấu, với sắc đỏ bao trùm, trong đó Hà Nội là địa phương ô nhiễm nhất.
Chủ đề của Ngày Nước Thế giới 2025 là “Bảo tồn các dòng sông băng" nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ các dòng sông băng, nguồn nước quý giá và là một phần thiết yếu trong hệ sinh thái toàn cầu.
Chiến dịch Giờ Trái Đất năm 2025 với sự kiện chính là tắt đèn trong 1 giờ diễn ra vào tối thứ Bảy, ngày 22/3, với thông điệp “Chuyển dịch xanh-Tương lai xanh."
Việt Nam hiện có tương đối đầy đủ các quy định pháp luật để bảo vệ các dòng sông, tuy nhiên tình trạng các dòng sông bị ô nhiễm vẫn đang là vấn đề “nóng” tại nhiều địa phương hiện nay.
Ngày và đêm 22/3, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sáng sớm có sương mù, trời rét về đêm và sáng với nền nhiệt có nơi dưới 13 độ C, trong khi đó, Đông Nam Bộ có nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C.
Với tốc độ tan chảy hiện tại, WMO lo ngại nhiều sông băng ở phía Tây Canada và Mỹ, Scandinavia, trung tâm châu Âu, Kavkaz và New Zealand sẽ không thể tồn tại qua thế kỷ này.
Trên 1.000 người đang nỗ lực tiếp cận, triển khai các biện pháp ứng cứu, nhiều đường băng cản lửa được gấp rút dọn dẹp nhằm ngăn chặn đám cháy lan rộng.
Gần 500 người gồm lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ cùng nhân dân địa phương khẩn trương tiếp cận hiện trường vụ cháy tại khu vực núi Nghiêm, xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Theo ghi nhận, diện tích rừng tại núi Nham Biền (Bắc Giang) bị cháy khá lớn, từ chân núi lên sát khu vực đỉnh Non Vua; nhiều cây trồng lâm nghiệp như thông, keo, bạch đàn bị thiệt hại.
Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới nhấn mạnh để giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ưu tiên hàng đầu là cần đảm bảo hệ thống cảnh báo sớm có thể bảo vệ tất cả mọi người ở khắp mọi nơi.
Ông Đỗ Văn Thông, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Giao Xuân Hải, chia sẻ đặc thù rừng ngập mặn nằm ở vị trí giao nhau giữa đất liền và biển nên việc tuần tra, kiểm soát rừng phụ thuộc nhiều vào triều cường.