Theo báo cáo được Viện Fraser (Fraser Institute), một tổ chức nghiên cứu và tư vấn có uy tín của Canada, công bố ngày 20/9 cho biết Canada đã vượt Mỹ về mức độ tự do kinh tế.
Trong nghiên cứu tự do kinh tế năm 2011, Canada đã vươn lên vị trí thứ 6 trong danh sách 141 nền kinh tế, với 7,81 điểm, trong khi Mỹ bị tụt xuống vị trí thứ 10 với 7,60 điểm.
Nghiên cứu của Viện Fraser xem xét 42 yếu tố khác nhau, trong đó có quy mô chính phủ, sự tiếp cận đối với nguồn tài chính lành mạnh, tự do đối với thương mại quốc tế, các cấu trúc pháp lý và quyền sở hữu, cũng như quy định về tín dụng, lao động và kinh doanh.
Nguyên nhân khiến Mỹ bị tụt hạng là do chi tiêu và số tiền vay của Chính phủ Mỹ tăng mạnh, cũng như điểm thấp hơn trong cấu trúc pháp lý và quyền sở hữu.
Tuy nhiên, mức độ tự do kinh tế trung bình của thế giới năm 2011 đã giảm xuống 6,64 điểm, so với 6,67 điểm của năm 2010.
Mặc dù thứ hạng của Canada tăng lên, nhưng điểm số của nước này giảm so với mức 7,95 của năm 2010. Ông Fred McMahon, Phó Chủ tịch phụ trách nghiên cứu chính sách quốc tế của Viện Fraser nhấn mạnh rằng điều đáng quan ngại nhất trong nghiên cứu năm nay là sự suy giảm tự do kinh tế trên toàn thế giới, xuống mức thấp nhất trong gần 3 thập kỷ.
Để phản ứng với các cuộc khủng hoảng nợ của Mỹ và châu Âu, các chính phủ trên khắp thế giới đang đưa ra những quy định siết chặt, có những ảnh hưởng lớn và tiêu cực đến tự do kinh tế và sự phục hồi tài chính.
Theo danh sách năm 2011, Hong Kong (Trung Quốc) tiếp tục đứng đầu với 9,01/10 điểm, tiếp theo là Singapore, New Zealand, Thụy Sĩ và Australia. Đứng cuối cùng trong danh sách là Zimbabwe, sau Myanmar, Venezuela, Angola và Cộng hòa dân chủ Congo. Theo Viện Fraser, người dân sống tại những nước có mức độ tự do kinh tế cao hơn sẽ giàu có và sống lâu hơn./.
Trong nghiên cứu tự do kinh tế năm 2011, Canada đã vươn lên vị trí thứ 6 trong danh sách 141 nền kinh tế, với 7,81 điểm, trong khi Mỹ bị tụt xuống vị trí thứ 10 với 7,60 điểm.
Nghiên cứu của Viện Fraser xem xét 42 yếu tố khác nhau, trong đó có quy mô chính phủ, sự tiếp cận đối với nguồn tài chính lành mạnh, tự do đối với thương mại quốc tế, các cấu trúc pháp lý và quyền sở hữu, cũng như quy định về tín dụng, lao động và kinh doanh.
Nguyên nhân khiến Mỹ bị tụt hạng là do chi tiêu và số tiền vay của Chính phủ Mỹ tăng mạnh, cũng như điểm thấp hơn trong cấu trúc pháp lý và quyền sở hữu.
Tuy nhiên, mức độ tự do kinh tế trung bình của thế giới năm 2011 đã giảm xuống 6,64 điểm, so với 6,67 điểm của năm 2010.
Mặc dù thứ hạng của Canada tăng lên, nhưng điểm số của nước này giảm so với mức 7,95 của năm 2010. Ông Fred McMahon, Phó Chủ tịch phụ trách nghiên cứu chính sách quốc tế của Viện Fraser nhấn mạnh rằng điều đáng quan ngại nhất trong nghiên cứu năm nay là sự suy giảm tự do kinh tế trên toàn thế giới, xuống mức thấp nhất trong gần 3 thập kỷ.
Để phản ứng với các cuộc khủng hoảng nợ của Mỹ và châu Âu, các chính phủ trên khắp thế giới đang đưa ra những quy định siết chặt, có những ảnh hưởng lớn và tiêu cực đến tự do kinh tế và sự phục hồi tài chính.
Theo danh sách năm 2011, Hong Kong (Trung Quốc) tiếp tục đứng đầu với 9,01/10 điểm, tiếp theo là Singapore, New Zealand, Thụy Sĩ và Australia. Đứng cuối cùng trong danh sách là Zimbabwe, sau Myanmar, Venezuela, Angola và Cộng hòa dân chủ Congo. Theo Viện Fraser, người dân sống tại những nước có mức độ tự do kinh tế cao hơn sẽ giàu có và sống lâu hơn./.
(TTXVN/Vietnam+)