Theo báo Bưu điện tài chính ngày 30/1, công ty đường ống AltaGas Ltd. có trụ sở tại Calgary, Canada, cùng công ty hóa và lọc dầu và Nhật Bản Idemitsu Kosan Co. Ltd. vừa thành lập liên doanh theo tỷ lệ góp vốn 50/50 để khai thác việc vận chuyển khí đốt hóa lỏng (LNG) bằng đường biển qua Thái Bình Dương đến các thị trường châu Á, nơi đang khao khát các nguồn cung cấp năng lượng mới.
Ông Kazuhisa Nakano, Chủ tịch Idemitsu nói: "Canada là một trong những quốc gia giàu tài nguyên nhất thế giới và là một nhà cung cấp khí đốt mới rất hứa hẹn cho Nhật Bản."
Nhật Bản hiện là nước tiêu thụ LNG lớn nhất châu Á, loại khí đốt tự nhiên đã được hóa lỏng để có thể dễ vận chuyển bằng tàu chở dầu. Nhu cầu LNG của Nhật Bản đang tăng lên kể từ năm 2011, khi thảm họa động đất kèm sóng thần đã gây ra một cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima Daiichi, khiến Nhật Bản phải tìm các nguồn năng lượng khác.
Trong khi đó Bắc Mỹ đang rất dồi dào khí đốt đá phiến. Việc dư thừa nguồn cung đã khiến giá khí đốt giảm mạnh và nhiều công ty phải tìm cách xuất khẩu khí đốt sang các thị trường có giá cao hơn tới vài lần. Tổng Giám đốc điều hành của AltaGas David Cornhill cho biết công ty này rất sẵn sàng hợp tác với Idemitsu để phát triển những cơ hội sẽ tốt cho người dân Nhật Bản và Canada.
AltaGas và Idemitsu sẽ nghiên cứu tính khả thi của việc xây dựng một nhà máy hóa lỏng khí đốt, dự kiến hoàn thành trong vòng một năm. Việc xuất khẩu LNG có thể tiến hành sớm nhất vào năm 2017.
AltaGas và Idemitsu cũng sẽ nghiên cứu việc xuất khẩu khí xăng dầu hóa lỏng như nhiên liệu butane và propane qua Thái Bình Dương bằng tàu chở dầu, có thể sớm là vào năm 2016. Tổ hợp này sẽ bao gồm các cơ sở hậu cần, nhà máy làm lạnh và kho chứa.
Quan hệ đối tác AltaGas-Idemitsu là liên doanh mới nhất trong chuỗi các thỏa thuận xuất khẩu khí đốt tự nhiên tại Canada. Công ty dầu mỏ quốc doanh Petronas của Malaixia, vừa mua công ty Progress Energy Corp. với giá 6 tỷ USD, đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy LNG gần Prince Rupert, có khả năng hóa lỏng 12 triệu tấn khí đốt mỗi năm.
Các công ty năng lượng khổng lồ của Mỹ là Chevron Corp. và Apache Corp đang cùng xây dựng một cảng đầu cuối LNG tại Kitimat, tỉnh British Colombia. Công ty Chevron vừa tham gia dự án này sau khi mua lại cổ phần của Encana Corp. và EOG Resources. Dự án này dự kiến xuất khẩu 10 triệu tấn khí đốt/năm.
Công ty Royal Dutch Shell PLC và ba đối tác châu Á là PetroChina, Mitsubishi Corp. và Korea Gas Corp cũng đã tuyên bố các kế hoạch xây dựng một cảng xuất khẩu khí đốt hóa lỏng tại Kitimat./.
Ông Kazuhisa Nakano, Chủ tịch Idemitsu nói: "Canada là một trong những quốc gia giàu tài nguyên nhất thế giới và là một nhà cung cấp khí đốt mới rất hứa hẹn cho Nhật Bản."
Nhật Bản hiện là nước tiêu thụ LNG lớn nhất châu Á, loại khí đốt tự nhiên đã được hóa lỏng để có thể dễ vận chuyển bằng tàu chở dầu. Nhu cầu LNG của Nhật Bản đang tăng lên kể từ năm 2011, khi thảm họa động đất kèm sóng thần đã gây ra một cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima Daiichi, khiến Nhật Bản phải tìm các nguồn năng lượng khác.
Trong khi đó Bắc Mỹ đang rất dồi dào khí đốt đá phiến. Việc dư thừa nguồn cung đã khiến giá khí đốt giảm mạnh và nhiều công ty phải tìm cách xuất khẩu khí đốt sang các thị trường có giá cao hơn tới vài lần. Tổng Giám đốc điều hành của AltaGas David Cornhill cho biết công ty này rất sẵn sàng hợp tác với Idemitsu để phát triển những cơ hội sẽ tốt cho người dân Nhật Bản và Canada.
AltaGas và Idemitsu sẽ nghiên cứu tính khả thi của việc xây dựng một nhà máy hóa lỏng khí đốt, dự kiến hoàn thành trong vòng một năm. Việc xuất khẩu LNG có thể tiến hành sớm nhất vào năm 2017.
AltaGas và Idemitsu cũng sẽ nghiên cứu việc xuất khẩu khí xăng dầu hóa lỏng như nhiên liệu butane và propane qua Thái Bình Dương bằng tàu chở dầu, có thể sớm là vào năm 2016. Tổ hợp này sẽ bao gồm các cơ sở hậu cần, nhà máy làm lạnh và kho chứa.
Quan hệ đối tác AltaGas-Idemitsu là liên doanh mới nhất trong chuỗi các thỏa thuận xuất khẩu khí đốt tự nhiên tại Canada. Công ty dầu mỏ quốc doanh Petronas của Malaixia, vừa mua công ty Progress Energy Corp. với giá 6 tỷ USD, đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy LNG gần Prince Rupert, có khả năng hóa lỏng 12 triệu tấn khí đốt mỗi năm.
Các công ty năng lượng khổng lồ của Mỹ là Chevron Corp. và Apache Corp đang cùng xây dựng một cảng đầu cuối LNG tại Kitimat, tỉnh British Colombia. Công ty Chevron vừa tham gia dự án này sau khi mua lại cổ phần của Encana Corp. và EOG Resources. Dự án này dự kiến xuất khẩu 10 triệu tấn khí đốt/năm.
Công ty Royal Dutch Shell PLC và ba đối tác châu Á là PetroChina, Mitsubishi Corp. và Korea Gas Corp cũng đã tuyên bố các kế hoạch xây dựng một cảng xuất khẩu khí đốt hóa lỏng tại Kitimat./.
D.Hoa (TTXVN)