Trong bài phát biểu ngày 2/4 nhân kỷ niệm 30 năm nổ ra cuộc chiến tranh giữa Anh và Argentina tranh chấp chủ quyền quần đảo Malvinas, mà phía Anh gọi là Falklands, tại thành phố Ushuaia-Argentina, Tổng thống Argentina Cristina Fernández đã phê phán London tiếp tục duy trì chế độ thực dân tại quần đảo nằm tại Nam Đại Tây Dương này.
Trong bài phát biểu kéo dài 20 phút trước sự chứng kiến của 5.000 người Argentina, Tổng thống Fernández cho biết thế giới đã bước vào thế kỷ 21, nhưng Anh vẫn duy trì chế độ thuộc địa đối với 10 trong số 16 vùng trên thế giới, trong đó có Malvinas, và đây là điều “vô lý.”
Bà Fernández đã kêu gọi London thực hiện đầy đủ các nghị quyết mà hai bên đã ký kết và yêu cầu hai bên đàm phán giải quyết vấn đề chủ quyền quần đảo này.
Cho đến nay, bất chấp nghị quyết của Liên hợp quốc yêu cầu Anh đàm phán giải quyết tranh chấp, London vẫn làm ngơ với lý do chỉ đàm phán nếu người dân tại quần đảo đề nghị.
Trong khi đó, khoảng 3.000 người dân tại Malvinas (phần lớn là người Anh) lại không muốn quần đảo thuộc chủ quyền của Argentina.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 2/4, một số tổ chức quần chúng Argentina đã tổ chức biểu tình phản đối trước Đại sứ quán Anh tại thủ đô Buenos Aires
Nhiều người biểu tình đã ném đá và bom xăng vào Đại sứ quán buộc cảnh sát phải sử dụng vòi rồng và hơi cay để giải tán.
Một số cảnh sát và người biểu tình bị thương nhẹ trong khi xô xát.
Cùng ngày, Liên minh các nước Nam Mỹ (UNASUR) tái khẳng định sự ủng hộ của tổ chức này đối với Argentina.
Tổng Thư ký UNASUR María Emma Mejía đã trao cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon bức thư trong đó phê phán Anh duy trì tình trạng thực dân “lỗi thời” tại châu Mỹ.
Trong khi đó, nhân dịp này tại Anh, Thủ tướng David Cameron nhấn mạnh Anh tiếp tục duy trì việc xác định quyền đối với người dân quần đảo này và cho rằng chính người dân trên đảo sẽ tự quyết định tương lai của họ.
Căng thẳng giữa Anh và Argentina liên quan quần đảo Malvinas/Falklands kéo dài suốt hai năm qua sau khi Anh cho phép các công ty thăm dò và khai thác dầu khí tại quần đảo tranh chấp.
Với tổng diện tích vùng biển bao quanh có khả năng khai thác dầu khí lên tới 400.000km2, Malvinas được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng dầu khí khổng lồ.
Cách đây gần 30 năm, ngày 2/4/1982, chính quyền Argentina từng cho quân đổ bộ lên Malvinas để lấy lại quần đảo bị Anh chiếm giữ từ năm 1833, song đã thất bại sau cuộc chiến kéo dài 74 ngày.
Năm 1995, hai nước đã ký Tuyên bố chung về về hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng biển Malvinas, song Argentina đã quyết định chấm dứt hiệu lực của văn bản này vào năm 2007 do Anh đơn phương tổ chức đấu thầu thăm dò và khai thác dầu khí ở đây.
Đến nay, Liên hợp quốc đã ra nhiều nghị quyết yêu cầu hai nước tìm biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp, tuy nhiên, phía Anh cho rằng không tồn tại tranh chấp về chủ quyền tại quần đảo này./.
Trong bài phát biểu kéo dài 20 phút trước sự chứng kiến của 5.000 người Argentina, Tổng thống Fernández cho biết thế giới đã bước vào thế kỷ 21, nhưng Anh vẫn duy trì chế độ thuộc địa đối với 10 trong số 16 vùng trên thế giới, trong đó có Malvinas, và đây là điều “vô lý.”
Bà Fernández đã kêu gọi London thực hiện đầy đủ các nghị quyết mà hai bên đã ký kết và yêu cầu hai bên đàm phán giải quyết vấn đề chủ quyền quần đảo này.
Cho đến nay, bất chấp nghị quyết của Liên hợp quốc yêu cầu Anh đàm phán giải quyết tranh chấp, London vẫn làm ngơ với lý do chỉ đàm phán nếu người dân tại quần đảo đề nghị.
Trong khi đó, khoảng 3.000 người dân tại Malvinas (phần lớn là người Anh) lại không muốn quần đảo thuộc chủ quyền của Argentina.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 2/4, một số tổ chức quần chúng Argentina đã tổ chức biểu tình phản đối trước Đại sứ quán Anh tại thủ đô Buenos Aires
Nhiều người biểu tình đã ném đá và bom xăng vào Đại sứ quán buộc cảnh sát phải sử dụng vòi rồng và hơi cay để giải tán.
Một số cảnh sát và người biểu tình bị thương nhẹ trong khi xô xát.
Cùng ngày, Liên minh các nước Nam Mỹ (UNASUR) tái khẳng định sự ủng hộ của tổ chức này đối với Argentina.
Tổng Thư ký UNASUR María Emma Mejía đã trao cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon bức thư trong đó phê phán Anh duy trì tình trạng thực dân “lỗi thời” tại châu Mỹ.
Trong khi đó, nhân dịp này tại Anh, Thủ tướng David Cameron nhấn mạnh Anh tiếp tục duy trì việc xác định quyền đối với người dân quần đảo này và cho rằng chính người dân trên đảo sẽ tự quyết định tương lai của họ.
Căng thẳng giữa Anh và Argentina liên quan quần đảo Malvinas/Falklands kéo dài suốt hai năm qua sau khi Anh cho phép các công ty thăm dò và khai thác dầu khí tại quần đảo tranh chấp.
Với tổng diện tích vùng biển bao quanh có khả năng khai thác dầu khí lên tới 400.000km2, Malvinas được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng dầu khí khổng lồ.
Cách đây gần 30 năm, ngày 2/4/1982, chính quyền Argentina từng cho quân đổ bộ lên Malvinas để lấy lại quần đảo bị Anh chiếm giữ từ năm 1833, song đã thất bại sau cuộc chiến kéo dài 74 ngày.
Năm 1995, hai nước đã ký Tuyên bố chung về về hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng biển Malvinas, song Argentina đã quyết định chấm dứt hiệu lực của văn bản này vào năm 2007 do Anh đơn phương tổ chức đấu thầu thăm dò và khai thác dầu khí ở đây.
Đến nay, Liên hợp quốc đã ra nhiều nghị quyết yêu cầu hai nước tìm biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp, tuy nhiên, phía Anh cho rằng không tồn tại tranh chấp về chủ quyền tại quần đảo này./.
(TTXVN)