Ngày 18/9, Chính phủ Nhật Bản cho biết hai nhà hoạt động nước này đã tới một hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc mà Tokyo gọi là Senkaku và Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.
Theo Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản Osamu Fujimura, hai công dân Nhật đã đến Uotsuri, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo tranh chấp nói trên.
Phản ứng từ Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã đưa ra phản đối về hành động trên của hai công dân Nhật Bản, cho đây là sự "vi phạm nghiêm trọng" chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Tân Hoa xã dẫn lời người phát ngôn Hồng Lỗi yêu cầu Nhật Bản có những biện pháp hiệu quả, ngăn chặn bất cứ hành động nào có thể làm gia tăng thêm căng thẳng xung quanh vấn đề này.
["11 tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển tranh chấp"]
Tại Trung Quốc, làn sóng biểu tình chống Nhật tiếp tục lan rộng trong ngày 18/9 - đánh dấu "biến cố Mãn Châu" 81 năm trước đây dẫn tới việc quân đội Nhật Bản chiếm đóng vùng Đông Bắc Trung Quốc.
Theo Tân Hoa xã, Tại Thẩm Dương, thủ phủ tỉnh Liêu Ninh ở Đông Bắc Trung Quốc, hàng nghìn người biểu tình gần Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản phản đối việc Chính phủ Nhật Bản mới đây đã mua 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp.
Ở tỉnh Hà Nam, hơn 1.000 người biểu tình chống Nhật ở thủ phủ Trịnh Châu và các thành phố lớn như Nam Dương. Ở thủ đô Bắc Kinh, hàng nghìn người Trung Quốc đã biểu tình trước Đại sứ quán Nhật Bản, kêu gọi tẩy chay hàng Nhật đồng thời yêu cầu Trung Quốc đòi chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư. Giới chức Trung Quốc kêu gọi người dân bày tỏ tinh thần yêu nước theo cách hòa bình và chừng mực. Cảnh sát đã được triển khai mạnh ở nhiều thành phố để giữ gìn trật tự và an ninh.
Hãng thông tấn Kyodo đưa tin biểu tình chống Nhật tại Trung Quốc trong ngày 18/9 đã diễn ra ở ít nhất 100 thành phố. Tại Thượng Hải, Tổng lãnh sự quán Nhật Bản được cảnh sát vũ trang của Trung Quốc thắt chặt an ninh bảo vệ trong bối cảnh xuất hiện khoảng 7.000 người biểu tình.
Trong diễn biến khác liên quan cùng ngày, ba hãng sản xuất ôtô lớn của Nhật Bản đồng loạt tuyên bố ngừng một số hoặc toàn bộ hoạt động của họ ở Trung Quốc. Hãng Honda tạm thời đóng cửa toàn bộ 5 nhà máy ở Trung Quốc sau khi xảy ra biểu tình bạo lực, trong khi hãng Nissan cũng đóng cửa 2 trong số 3 nhà máy. Hãng Toyota cho biết đã cắt giảm một số hoạt động sản xuất ở Trung Quốc nhưng không công bố chi tiết cụ thể.
Căng thẳng Trung-Nhật cũng lan sang lĩnh vực thể thao. Ngày 18/9, Liên đoàn cầu lông thế giới cho biết Trung Quốc đã rút tất cả 22 vận động viên của mình khỏi giải Nhật Bản mở rộng, diễn ra trong tuần này vì lo ngại an ninh.
Trong buổi họp báo tại Bắc Kinh ngày 18/9 sau cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt bày tỏ hy vọng giải quyết vấn đề tranh chấp với Nhật Bản một cách hòa bình.
Trả lời câu hỏi của báo giới liệu Trung Quốc có sử dụng sức mạnh quân sự trong cuộc khủng hoảng này hay không, ông Lương Quang Liệt nói rằng Bắc Kinh "có quyền hành động hơn nữa, song hy vọng vấn đề sẽ được giải quyết thỏa đáng thông qua các biện pháp hòa bình và đàm phán."
Trong phát biểu của mình, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta kêu gọi hai bên bình tĩnh và kiềm chế. Ông Panétta cho rằng không quốc gia nào có lợi nếu tình hình hiện nay leo thang thành xung đột, phá hoại ổn định và hòa bình ở một khu vực rất quan trọng.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh đây là thông điệp nhất quán của ông trong tuần lễ công du châu Á-Thái Bình Dương với điểm dừng chân trước khi tới Bắc Kinh ngày 17/9 là thủ đô Senkaku của Nhật Bản./.
Theo Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản Osamu Fujimura, hai công dân Nhật đã đến Uotsuri, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo tranh chấp nói trên.
Phản ứng từ Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã đưa ra phản đối về hành động trên của hai công dân Nhật Bản, cho đây là sự "vi phạm nghiêm trọng" chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Tân Hoa xã dẫn lời người phát ngôn Hồng Lỗi yêu cầu Nhật Bản có những biện pháp hiệu quả, ngăn chặn bất cứ hành động nào có thể làm gia tăng thêm căng thẳng xung quanh vấn đề này.
["11 tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển tranh chấp"]
Tại Trung Quốc, làn sóng biểu tình chống Nhật tiếp tục lan rộng trong ngày 18/9 - đánh dấu "biến cố Mãn Châu" 81 năm trước đây dẫn tới việc quân đội Nhật Bản chiếm đóng vùng Đông Bắc Trung Quốc.
Theo Tân Hoa xã, Tại Thẩm Dương, thủ phủ tỉnh Liêu Ninh ở Đông Bắc Trung Quốc, hàng nghìn người biểu tình gần Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản phản đối việc Chính phủ Nhật Bản mới đây đã mua 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp.
Ở tỉnh Hà Nam, hơn 1.000 người biểu tình chống Nhật ở thủ phủ Trịnh Châu và các thành phố lớn như Nam Dương. Ở thủ đô Bắc Kinh, hàng nghìn người Trung Quốc đã biểu tình trước Đại sứ quán Nhật Bản, kêu gọi tẩy chay hàng Nhật đồng thời yêu cầu Trung Quốc đòi chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư. Giới chức Trung Quốc kêu gọi người dân bày tỏ tinh thần yêu nước theo cách hòa bình và chừng mực. Cảnh sát đã được triển khai mạnh ở nhiều thành phố để giữ gìn trật tự và an ninh.
Hãng thông tấn Kyodo đưa tin biểu tình chống Nhật tại Trung Quốc trong ngày 18/9 đã diễn ra ở ít nhất 100 thành phố. Tại Thượng Hải, Tổng lãnh sự quán Nhật Bản được cảnh sát vũ trang của Trung Quốc thắt chặt an ninh bảo vệ trong bối cảnh xuất hiện khoảng 7.000 người biểu tình.
Trong diễn biến khác liên quan cùng ngày, ba hãng sản xuất ôtô lớn của Nhật Bản đồng loạt tuyên bố ngừng một số hoặc toàn bộ hoạt động của họ ở Trung Quốc. Hãng Honda tạm thời đóng cửa toàn bộ 5 nhà máy ở Trung Quốc sau khi xảy ra biểu tình bạo lực, trong khi hãng Nissan cũng đóng cửa 2 trong số 3 nhà máy. Hãng Toyota cho biết đã cắt giảm một số hoạt động sản xuất ở Trung Quốc nhưng không công bố chi tiết cụ thể.
Căng thẳng Trung-Nhật cũng lan sang lĩnh vực thể thao. Ngày 18/9, Liên đoàn cầu lông thế giới cho biết Trung Quốc đã rút tất cả 22 vận động viên của mình khỏi giải Nhật Bản mở rộng, diễn ra trong tuần này vì lo ngại an ninh.
Trong buổi họp báo tại Bắc Kinh ngày 18/9 sau cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt bày tỏ hy vọng giải quyết vấn đề tranh chấp với Nhật Bản một cách hòa bình.
Trả lời câu hỏi của báo giới liệu Trung Quốc có sử dụng sức mạnh quân sự trong cuộc khủng hoảng này hay không, ông Lương Quang Liệt nói rằng Bắc Kinh "có quyền hành động hơn nữa, song hy vọng vấn đề sẽ được giải quyết thỏa đáng thông qua các biện pháp hòa bình và đàm phán."
Trong phát biểu của mình, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta kêu gọi hai bên bình tĩnh và kiềm chế. Ông Panétta cho rằng không quốc gia nào có lợi nếu tình hình hiện nay leo thang thành xung đột, phá hoại ổn định và hòa bình ở một khu vực rất quan trọng.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh đây là thông điệp nhất quán của ông trong tuần lễ công du châu Á-Thái Bình Dương với điểm dừng chân trước khi tới Bắc Kinh ngày 17/9 là thủ đô Senkaku của Nhật Bản./.
(TTXVN)