Những người tổ chức biểu tình ở Ai Cập ngày 24/2 thông báo một kế hoạch biểu tình quy mô lớn tại thủ đô Cairo trong ngày 25/2 đòi thay thế nội các mới thành lập ở nước này.
Trong nội các mới có các chức vụ chủ chốt là Bộ trưởng Quốc phòng, Tư pháp, Nội vụ và Ngoại giao vẫn do những người được bổ nhiệm từ thời cựu Tổng thống Hosni Mubarak nắm giữ.
Một số thanh niên cho biết cuộc biểu tình hôm nay sẽ đoàn kết nhân dân Ai Cập trong một chiến dịch kêu gọi một chính phủ mới gồm các nhà kỹ trị.
Cùng ngày, Hội đồng tối cao các lực lượng vũ trang - cơ quan đang điều hành chính quyền chuyển tiếp tại Ai Cập, đã lên tiếng chỉ trích những người biểu tình dùng những cụm từ mang tính chính trị như "phản cách mạng," cáo buộc đây là "âm mưu gây bất hòa nội bộ."
Hội đồng này cũng cho biết đang xúc tiến mọi bước đi cần thiết để đáp ứng nguyện vọng của người dân. Trước đó, Hội đồng này đã cam kết chuyển giao quyền lực trong vòng sáu tháng.
Trong một diễn biến khác, cơ quan công tố Ai Cập đã quyết định đưa hai cựu bộ trưởng dưới thời Tổng thống Hosni Mubarak và một thành viên cấp cao của đảng Dân chủ quốc gia (NDP) ra trước tòa án hình sự vì tội tham nhũng.
Cựu Bộ trưởng Thương mại Rashid Mohamed Rashid, cựu Bộ trưởng Nhà ở Ahmed al-Maghrabi và tỷ phú Ahmed Ezz, cũng là một thành viên NDP - phải đối mặt với các cáo buộc đầu cơ trục lợi và biển thủ công quỹ.
Ba doanh nhân khác, trong đó có ông Lotfy Mansur - anh trai của một cựu bộ trưởng, cũng bị truy tố hình sự với cáo buộc buôn bán trái phép mảnh đất thuộc sở hữu nhà nước ở vùng ven công ty Đồi Cọ của họ.
Trong khi đó tại Iraq, người biểu tình đã tiến hành một cuộc biểu tình rầm rộ vào "Ngày Thịnh nộ" 25/2 tại quảng trường Tahrir ở thủ đô Baghdad. Người biểu tình đưa ra nhiều đòi hỏi khác nhau, từ việc phản đối tình trạng dịch vụ công yếu kém đến đòi tiến hành các cuộc cải cách chính trị sâu rộng hơn.
Các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát ở hai thành phố phía Bắc nước này đã làm 7 người thiệt mạng.
Trước đó cùng ngày, Thủ tướng Nuri al-Maliki cảnh báo người dân nên tránh tham gia các cuộc biểu tình. Thủ tướng Maliki cho biết ông không cấm người biểu tình tham gia cuộc tuần hành này, song nêu ra các quan ngại về an ninh và cáo buộc những người tổ chức cuộc biểu tình này là các phần tử nổi dậy có liên quan đến mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda.
Tối 24/2, chỉ huy trưởng quân đội thành phố thông báo cấm ôtô và xe gắn máy đi lại trên đường từ nửa đêm 24/2 cho đến khi có thông báo tiếp theo; chỉ người đi bộ được phép đi lại.
Trong những tuần gần đây, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra tại Iraq, đa số tại khu tự trị người Kurd ở miền Bắc, làm ít nhất 5 người thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương./.
Trong nội các mới có các chức vụ chủ chốt là Bộ trưởng Quốc phòng, Tư pháp, Nội vụ và Ngoại giao vẫn do những người được bổ nhiệm từ thời cựu Tổng thống Hosni Mubarak nắm giữ.
Một số thanh niên cho biết cuộc biểu tình hôm nay sẽ đoàn kết nhân dân Ai Cập trong một chiến dịch kêu gọi một chính phủ mới gồm các nhà kỹ trị.
Cùng ngày, Hội đồng tối cao các lực lượng vũ trang - cơ quan đang điều hành chính quyền chuyển tiếp tại Ai Cập, đã lên tiếng chỉ trích những người biểu tình dùng những cụm từ mang tính chính trị như "phản cách mạng," cáo buộc đây là "âm mưu gây bất hòa nội bộ."
Hội đồng này cũng cho biết đang xúc tiến mọi bước đi cần thiết để đáp ứng nguyện vọng của người dân. Trước đó, Hội đồng này đã cam kết chuyển giao quyền lực trong vòng sáu tháng.
Trong một diễn biến khác, cơ quan công tố Ai Cập đã quyết định đưa hai cựu bộ trưởng dưới thời Tổng thống Hosni Mubarak và một thành viên cấp cao của đảng Dân chủ quốc gia (NDP) ra trước tòa án hình sự vì tội tham nhũng.
Cựu Bộ trưởng Thương mại Rashid Mohamed Rashid, cựu Bộ trưởng Nhà ở Ahmed al-Maghrabi và tỷ phú Ahmed Ezz, cũng là một thành viên NDP - phải đối mặt với các cáo buộc đầu cơ trục lợi và biển thủ công quỹ.
Ba doanh nhân khác, trong đó có ông Lotfy Mansur - anh trai của một cựu bộ trưởng, cũng bị truy tố hình sự với cáo buộc buôn bán trái phép mảnh đất thuộc sở hữu nhà nước ở vùng ven công ty Đồi Cọ của họ.
Trong khi đó tại Iraq, người biểu tình đã tiến hành một cuộc biểu tình rầm rộ vào "Ngày Thịnh nộ" 25/2 tại quảng trường Tahrir ở thủ đô Baghdad. Người biểu tình đưa ra nhiều đòi hỏi khác nhau, từ việc phản đối tình trạng dịch vụ công yếu kém đến đòi tiến hành các cuộc cải cách chính trị sâu rộng hơn.
Các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát ở hai thành phố phía Bắc nước này đã làm 7 người thiệt mạng.
Trước đó cùng ngày, Thủ tướng Nuri al-Maliki cảnh báo người dân nên tránh tham gia các cuộc biểu tình. Thủ tướng Maliki cho biết ông không cấm người biểu tình tham gia cuộc tuần hành này, song nêu ra các quan ngại về an ninh và cáo buộc những người tổ chức cuộc biểu tình này là các phần tử nổi dậy có liên quan đến mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda.
Tối 24/2, chỉ huy trưởng quân đội thành phố thông báo cấm ôtô và xe gắn máy đi lại trên đường từ nửa đêm 24/2 cho đến khi có thông báo tiếp theo; chỉ người đi bộ được phép đi lại.
Trong những tuần gần đây, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra tại Iraq, đa số tại khu tự trị người Kurd ở miền Bắc, làm ít nhất 5 người thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương./.
(TTXVN/Vietnam+)