Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 7/6, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Ủy ban Khoa học của Liên hợp quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác công bố Kế hoạch hành động toàn cầu nhằm bảo vệ con người trước tác động của phóng xạ trong khám và chữa bệnh.
[Cảnh báo nguy cơ ung thư do chụp CT từ nhỏ]
Chuyên gia cấp cao của IAEA về an toàn phóng xạ, ông Madan Rehani, nhấn mạnh phóng xạ được iôn hóa đang được sử dụng hàng ngày trong khám và chữa bệnh cho hàng chục triệu người trên toàn cầu, trong đó phương pháp chụp cắt lớp được máy tính hóa (CT - được phổ biến toàn cầu từ năm 1970) đã giúp các bác sỹ phát hiện bệnh sớm ngay từ giai đoạn khởi phát và nhờ đó có các liệu pháp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng liều lượng phóng xạ iôn hóa trong chụp cắt lớp không đúng hoặc lạm dụng chụp cắt lớp không cần thiết có thể gây tác động tiêu cực đến sức khoẻ người bệnh, đặc biệt đối với trẻ em.
Trong nghiên cứu kéo dài 2 năm qua, các nhà khoa học của IAEA đã đánh giá tần số sử dụng phương pháp CT cũng như mức độ thích hợp của việc sử dụng phương pháp này đối với trẻ em ở 40 nước đang phát triển trên toàn cầu. Kết quả cho thấy tần số sử dụng CT đối với trẻ em thấp nhất ở châu Âu, trong khi cao gấp 2 lần ở châu Á và châu Phi.
Đây là lần đầu tiên một nghiên cứu được tiến hành ở thế giới đang phát triển cho thấy nhu cầu cấp thiết phải thúc đẩy kế hoạch hành động cũng như xây dựng các nguyên tắc chỉ đạo để kiểm soát việc sử dụng phương pháp CT trong khám và điều trị bệnh, đặc biệt đối với trẻ em trên thế giới. Kết quả nghiên cứu mới nhất của IAEA sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn cho Kế hoạch hành động toàn cầu này.
IAEA nêu rõ cơ quan này sẽ đóng vai trò chủ chốt trong tiến trình thúc đẩy Kế hoạch hành động toàn cầu bảo vệ con người chống các tác động của phóng xạ trong khám và điều trị bệnh thông qua cung cấp giáo dục, hỗ trợ và các nguồn lực đào tạo các chuyên gia về y tế phóng xạ trên thế giới.
Đơn vị bảo vệ người bệnh chống phóng xạ (RPOP) của IAEA đã phát triển và phối hợp thực hiện các dự án đào tạo, đảm bảo chất lượng và tài trợ các mạng lưới khu vực về bảo vệ người bệnh trong y tế phóng xạ ở hơn 60 nước đang phát triển. IAEA cũng đã xác lập các tiêu chuẩn sử dụng an toàn phóng xạ trong y tế và kiểm soát việc áp dụng các tiêu chuẩn này./.
[Cảnh báo nguy cơ ung thư do chụp CT từ nhỏ]
Chuyên gia cấp cao của IAEA về an toàn phóng xạ, ông Madan Rehani, nhấn mạnh phóng xạ được iôn hóa đang được sử dụng hàng ngày trong khám và chữa bệnh cho hàng chục triệu người trên toàn cầu, trong đó phương pháp chụp cắt lớp được máy tính hóa (CT - được phổ biến toàn cầu từ năm 1970) đã giúp các bác sỹ phát hiện bệnh sớm ngay từ giai đoạn khởi phát và nhờ đó có các liệu pháp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng liều lượng phóng xạ iôn hóa trong chụp cắt lớp không đúng hoặc lạm dụng chụp cắt lớp không cần thiết có thể gây tác động tiêu cực đến sức khoẻ người bệnh, đặc biệt đối với trẻ em.
Trong nghiên cứu kéo dài 2 năm qua, các nhà khoa học của IAEA đã đánh giá tần số sử dụng phương pháp CT cũng như mức độ thích hợp của việc sử dụng phương pháp này đối với trẻ em ở 40 nước đang phát triển trên toàn cầu. Kết quả cho thấy tần số sử dụng CT đối với trẻ em thấp nhất ở châu Âu, trong khi cao gấp 2 lần ở châu Á và châu Phi.
Đây là lần đầu tiên một nghiên cứu được tiến hành ở thế giới đang phát triển cho thấy nhu cầu cấp thiết phải thúc đẩy kế hoạch hành động cũng như xây dựng các nguyên tắc chỉ đạo để kiểm soát việc sử dụng phương pháp CT trong khám và điều trị bệnh, đặc biệt đối với trẻ em trên thế giới. Kết quả nghiên cứu mới nhất của IAEA sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn cho Kế hoạch hành động toàn cầu này.
IAEA nêu rõ cơ quan này sẽ đóng vai trò chủ chốt trong tiến trình thúc đẩy Kế hoạch hành động toàn cầu bảo vệ con người chống các tác động của phóng xạ trong khám và điều trị bệnh thông qua cung cấp giáo dục, hỗ trợ và các nguồn lực đào tạo các chuyên gia về y tế phóng xạ trên thế giới.
Đơn vị bảo vệ người bệnh chống phóng xạ (RPOP) của IAEA đã phát triển và phối hợp thực hiện các dự án đào tạo, đảm bảo chất lượng và tài trợ các mạng lưới khu vực về bảo vệ người bệnh trong y tế phóng xạ ở hơn 60 nước đang phát triển. IAEA cũng đã xác lập các tiêu chuẩn sử dụng an toàn phóng xạ trong y tế và kiểm soát việc áp dụng các tiêu chuẩn này./.
(TTXVN)