Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 21/5, Tổng Thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Supachai Panitchpakdi, đã kêu gọi các nước đang phát triển cảnh giác trước tình trạng lạm phát hoặc giảm phát.
Thực hiện đường lối có hệ thống giải quyết nguy cơ dễ tổn thương do nợ, thúc đẩy hệ thống quy chế thích hợp đối với các ngân hàng và giám sát quy chế của các cơ quan xếp hạng tín dụng.
Ông Panitchpakdi nhấn mạnh giống như các nền kinh tế lớn nhất thế giới, các nền kinh tế nhỏ nhất thế giới cũng đang chật vật tìm giải pháp cho các vấn đề mất cân bằng và nhiều vấn đề nan giải khác của nền kinh tế.
Trong thập kỷ qua, trung bình các nước đang phát triển đã giảm tỷ lệ lạm phát từ hơn 30% xuống còn chưa đầy 6% /năm. Tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhu cầu chống giảm phát thay cho chống lạm phát đã nổi lên.
Về nợ công, Tổng Thư ký UNCTAD lưu ý rằng mức nợ nước ngoài trung bình của các nước đang phát triển so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã giảm trong những năm gần đây, nhưng diễn ra không đồng đều trên toàn cầu, trong đó nhiều nước đang phát triển không tiếp cận được thị trường tín dụng.
Nguyên nhân dễ bị tổn thương về nợ vẫn còn là vấn đề tranh cãi, nhưng hiện nay, 94 trong số 128 nước đang phát triển vẫn phải chịu thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế, đặc biệt là các nước chậm phát triển nhất thế giới.
Mức nợ cao của các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển nhất bắt nguồn từ giá hàng hoá tăng cao do các hoạt động đầu cơ.
Tổng Thư ký UNCTAD nêu bật quan hệ giữa nguy cơ dễ bị tổn thương do nợ và khả năng bền vững nợ của các nước đang phát triển. Ông kêu gọi các nước đang phát triển tăng đầu tư để nâng cao sức cạnh tranh, năng lực sản xuất và phát triển cơ sở hạ tầng.
Chính sách tiền tệ phù hợp sẽ tận dụng được các nguồn quỹ giúp làm giảm lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng, đồng thời huy động các nguồn kiều hối để đảm bảo bền vững của nợ công.
UNCTAD đang dự thảo các nguyên tắc cho vay và vay nợ tập trung vào sự minh bạch và trách nhiệm, tỷ giá hối đoái và tăng cường hệ thống cảnh báo sớm./.
Thực hiện đường lối có hệ thống giải quyết nguy cơ dễ tổn thương do nợ, thúc đẩy hệ thống quy chế thích hợp đối với các ngân hàng và giám sát quy chế của các cơ quan xếp hạng tín dụng.
Ông Panitchpakdi nhấn mạnh giống như các nền kinh tế lớn nhất thế giới, các nền kinh tế nhỏ nhất thế giới cũng đang chật vật tìm giải pháp cho các vấn đề mất cân bằng và nhiều vấn đề nan giải khác của nền kinh tế.
Trong thập kỷ qua, trung bình các nước đang phát triển đã giảm tỷ lệ lạm phát từ hơn 30% xuống còn chưa đầy 6% /năm. Tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhu cầu chống giảm phát thay cho chống lạm phát đã nổi lên.
Về nợ công, Tổng Thư ký UNCTAD lưu ý rằng mức nợ nước ngoài trung bình của các nước đang phát triển so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã giảm trong những năm gần đây, nhưng diễn ra không đồng đều trên toàn cầu, trong đó nhiều nước đang phát triển không tiếp cận được thị trường tín dụng.
Nguyên nhân dễ bị tổn thương về nợ vẫn còn là vấn đề tranh cãi, nhưng hiện nay, 94 trong số 128 nước đang phát triển vẫn phải chịu thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế, đặc biệt là các nước chậm phát triển nhất thế giới.
Mức nợ cao của các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển nhất bắt nguồn từ giá hàng hoá tăng cao do các hoạt động đầu cơ.
Tổng Thư ký UNCTAD nêu bật quan hệ giữa nguy cơ dễ bị tổn thương do nợ và khả năng bền vững nợ của các nước đang phát triển. Ông kêu gọi các nước đang phát triển tăng đầu tư để nâng cao sức cạnh tranh, năng lực sản xuất và phát triển cơ sở hạ tầng.
Chính sách tiền tệ phù hợp sẽ tận dụng được các nguồn quỹ giúp làm giảm lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng, đồng thời huy động các nguồn kiều hối để đảm bảo bền vững của nợ công.
UNCTAD đang dự thảo các nguyên tắc cho vay và vay nợ tập trung vào sự minh bạch và trách nhiệm, tỷ giá hối đoái và tăng cường hệ thống cảnh báo sớm./.
(TTXVN)