Ngày 27/10, cảnh sát Nam Phi đã phải sử dụng đạn cao su, lựu đạn gây choáng và hơi cay để giải tán một cuộc biểu tình của thợ mỏ, những người cáo buộc các lãnh đạo công đoàn "phản bội" lợi ích người lao động.
Vụ bạo lực mới nhất liên quan tới mâu thuẫn lao động này xảy ra bên ngoài một sân vận động ở thành phố Rustenburg, Tây Bắc Nam Phi, trong bối cảnh làn sóng biểu tình, đình công đã làm chao đảo ngành kinh tế khai mỏ quan trọng của quốc gia này vài tháng gần đây.
Liên hiệp Công đoàn thương mại Nam Phi (COSATU), tổ chức công đoàn lớn nhất nước này, lên kế hoạch tổ chức một cuộc tập hợp lớn ở sân vận động trên nhằm củng cố lại uy tín vốn bị tổn hại đáng kể̉ từ khi phát sinh tình trạng mâu thuẫn giữa giới chủ và thợ hồi tháng Tám năm nay.
Tuy nhiên, khoảng 400 thợ đã biểu tình mạnh mẽ, cản trở cuộc tập hợp của COSATU. Cảnh sát đã phải sử dụng các biện pháp trấn áp nêu trên để giải tán đám đông biểu tình, khiến một người bị thương và bảy người bị bắt giữ.
[8.500 thợ đào vàng Nam Phi bị sa thải do bãi công]
Những người biểu tình cho biết họ không hài lòng với cách thức làm việc của Công đoàn thợ mỏ quốc gia Nam Phi (NUM), nhánh lớn nhất của COSATU, khi đại diện cho người lao động. Một thợ mỏ bất bình: "Họ tự đưa ra các quyết định, không thương lượng với người lao động cho dù họ đóng vai trò đại diện chúng tôi. Họ được hưởng thu nhập cao như quản lý, trong khi người lao động chúng tôi chỉ được nhận đồng lương còm."
Trong khi đó, COSATU cáo buộc những cuộc đình công vừa qua mang cả âm mưu chính trị, gây ra tình trạng hàng loạt thợ mỏ bị đuổi việc. Sau cuộc tập hợp trên, Tổng Thư ký COSATU, Zwelinzima Vavi phát biểu với báo giới: "Nam Phi đang ngồi trên một quả bom nổ chậm khi phải đối mặt với nạn thất nghiệp."
COSATU cũng đã trao cho giới chức chính phủ một bản ghi nhớ, theo đó yêu cầu thuê lại những lao động bị sa thải do tham gia đình công, mở lại thương lượng về lương bổng.
Vụ xô xát ngày 27/10 diễn ra một ngày sau khi NUM thông báo đã đạt thỏa thuận với tập đoàn khai thác bạch kim lớn nhất thế giới Anglo American Platinum (Amplats) về việc thuê lại 12.000 thợ mỏ bị sa thải ba tuần trước do tham gia cuộc đình công kéo dài trong nhiều tuần qua tại quốc gia này.
Theo thỏa thuận, giới chủ sẽ nhận lại tất cả các công nhân đình công trước đây trở lại đi làm trước ngày 30/10, mỗi người sẽ được nhận trợ cấp 2.000 rand (tương đương 179 USD). Thỏa thuận không đề cập đến thay đổi nào về cơ chế lương bổng hiện nay. Theo NUM, yêu cầu đòi tăng lương không được đề cập trong vòng đàm phán mới nhất, vì hiện tại, ưu tiên hàng đầu là đưa tất cả các công nhân trở lại mỏ.
Tuy nhiên, nhiều công nhân đình công nói rằng họ không được biết về thỏa thuận trước khi diễn ra đàm phán giữa NUM và Amplats. Một số tham gia biểu tình tại sân vận động ở thành phố Rustenburg nói rằng họ "không thể trở lại làm việc nếu các yêu cầu về lương bổng trước đó không được đáp ứng".
Hơn 100.000 công nhân mỏ ở Nam Phi đã đình công kể từ tháng Tám vừa qua, khiến cho thu nhập quốc gia này thiệt hại hơn 1,2 tỷ USD. Biểu tình, đình công biến thành bạo lực và xô xát đã làm gần 60 người thiệt mạng. Các cuộc đình công leo thang mạnh sau khi cuộc đình công của công nhân ở mỏ Marikana của Lonmin giành thắng lợi với việc giới chủ chấp nhận tăng 11-12% lương./.
Vụ bạo lực mới nhất liên quan tới mâu thuẫn lao động này xảy ra bên ngoài một sân vận động ở thành phố Rustenburg, Tây Bắc Nam Phi, trong bối cảnh làn sóng biểu tình, đình công đã làm chao đảo ngành kinh tế khai mỏ quan trọng của quốc gia này vài tháng gần đây.
Liên hiệp Công đoàn thương mại Nam Phi (COSATU), tổ chức công đoàn lớn nhất nước này, lên kế hoạch tổ chức một cuộc tập hợp lớn ở sân vận động trên nhằm củng cố lại uy tín vốn bị tổn hại đáng kể̉ từ khi phát sinh tình trạng mâu thuẫn giữa giới chủ và thợ hồi tháng Tám năm nay.
Tuy nhiên, khoảng 400 thợ đã biểu tình mạnh mẽ, cản trở cuộc tập hợp của COSATU. Cảnh sát đã phải sử dụng các biện pháp trấn áp nêu trên để giải tán đám đông biểu tình, khiến một người bị thương và bảy người bị bắt giữ.
[8.500 thợ đào vàng Nam Phi bị sa thải do bãi công]
Những người biểu tình cho biết họ không hài lòng với cách thức làm việc của Công đoàn thợ mỏ quốc gia Nam Phi (NUM), nhánh lớn nhất của COSATU, khi đại diện cho người lao động. Một thợ mỏ bất bình: "Họ tự đưa ra các quyết định, không thương lượng với người lao động cho dù họ đóng vai trò đại diện chúng tôi. Họ được hưởng thu nhập cao như quản lý, trong khi người lao động chúng tôi chỉ được nhận đồng lương còm."
Trong khi đó, COSATU cáo buộc những cuộc đình công vừa qua mang cả âm mưu chính trị, gây ra tình trạng hàng loạt thợ mỏ bị đuổi việc. Sau cuộc tập hợp trên, Tổng Thư ký COSATU, Zwelinzima Vavi phát biểu với báo giới: "Nam Phi đang ngồi trên một quả bom nổ chậm khi phải đối mặt với nạn thất nghiệp."
COSATU cũng đã trao cho giới chức chính phủ một bản ghi nhớ, theo đó yêu cầu thuê lại những lao động bị sa thải do tham gia đình công, mở lại thương lượng về lương bổng.
Vụ xô xát ngày 27/10 diễn ra một ngày sau khi NUM thông báo đã đạt thỏa thuận với tập đoàn khai thác bạch kim lớn nhất thế giới Anglo American Platinum (Amplats) về việc thuê lại 12.000 thợ mỏ bị sa thải ba tuần trước do tham gia cuộc đình công kéo dài trong nhiều tuần qua tại quốc gia này.
Theo thỏa thuận, giới chủ sẽ nhận lại tất cả các công nhân đình công trước đây trở lại đi làm trước ngày 30/10, mỗi người sẽ được nhận trợ cấp 2.000 rand (tương đương 179 USD). Thỏa thuận không đề cập đến thay đổi nào về cơ chế lương bổng hiện nay. Theo NUM, yêu cầu đòi tăng lương không được đề cập trong vòng đàm phán mới nhất, vì hiện tại, ưu tiên hàng đầu là đưa tất cả các công nhân trở lại mỏ.
Tuy nhiên, nhiều công nhân đình công nói rằng họ không được biết về thỏa thuận trước khi diễn ra đàm phán giữa NUM và Amplats. Một số tham gia biểu tình tại sân vận động ở thành phố Rustenburg nói rằng họ "không thể trở lại làm việc nếu các yêu cầu về lương bổng trước đó không được đáp ứng".
Hơn 100.000 công nhân mỏ ở Nam Phi đã đình công kể từ tháng Tám vừa qua, khiến cho thu nhập quốc gia này thiệt hại hơn 1,2 tỷ USD. Biểu tình, đình công biến thành bạo lực và xô xát đã làm gần 60 người thiệt mạng. Các cuộc đình công leo thang mạnh sau khi cuộc đình công của công nhân ở mỏ Marikana của Lonmin giành thắng lợi với việc giới chủ chấp nhận tăng 11-12% lương./.
(TTXVN)