Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển cho biết, theo Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục năm 2011- 2020, giáo dục tiểu học sẽ hoàn tất việc chuyển sang mô hình dạy học cả ngày vào năm cuối cùng của giai đoạn này.
"Cam kết của Chính phủ và các tổ chức trong việc xây dựng Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học thể hiện quyết tâm trong việc nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, là tiền đề cho việc thực hiện mục tiêu chiến lược về giáo dục tiểu học giai đoạn 2010- 2020," ông Hiển nhấn mạnh tại Lễ khởi động chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học sáng nay (10/3), tại Hà Nội.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện cả nước chỉ có 35% số học sinh tiểu học được học cả ngày. Chương trình và kế hoạch dạy không thống nhất, chủ yếu là tình trạng dạy thêm, học thêm khiến học sinh quá tải, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe các em và gây bức xúc cho xã hội.
Trong khi đó, học sinh ở các vùng khó khăn lại có kiến thức không đạt chuẩn, chất lượng giáo dục thấp.
Chính vì vậy, mục tiêu của chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học là xây dựng môi trường thuận lợi và khung chính sách để chuyển sang dạy-học cả ngày nhằm cải thiện chất lượng giáo dục tiểu học ở Việt Nam, góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh, tạo cơ hội học tập bình đẳng trong các nhóm đối tượng có điều kiện kinh tế-xã hội khác nhau.
Ông Trần Đình Thuận, Giám đốc Ban quản lý chương trình cho biết: Chương trình sẽ biên soạn khoảng 8.000 sách hướng dẫn về dạy-học cả ngày, 2,4 triệu sách giáo khoa bổ sung dành cho học sinh và 500.000 sách hướng dẫn giáo viên.
Mặt khác, chương trình cũng sẽ tiến hành ít nhất hai cuộc khảo sát đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 5 về môn Tiếng Việt và Toán (năm học 2010-2011, 2014-2015) đồng thời xây dựng thêm 4.650 phòng học cho các trường, phụ cấp thường xuyên cho 2.500 giáo viên dạy thêm giờ, chuyển từ phương thức dạy học nửa ngày sang dạy cả ngày cho ít nhất 1.600 trường tiểu học có 450.000 học sinh…
Chương trình có tổng vốn đầu tư 186 triệu USD; trong đó vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới khoảng 127 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại từ Bộ Phát triển quốc tế Anh là 17 triệu bảng Anh, 6 triệu euro vốn viện trợ không hoàn lại từ Chính phủ Bỉ và 27,9 triệu USD vốn đối ứng.
Chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước và Ủy ban Nhân dân của 36 tỉnh cùng tham gia./.
"Cam kết của Chính phủ và các tổ chức trong việc xây dựng Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học thể hiện quyết tâm trong việc nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, là tiền đề cho việc thực hiện mục tiêu chiến lược về giáo dục tiểu học giai đoạn 2010- 2020," ông Hiển nhấn mạnh tại Lễ khởi động chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học sáng nay (10/3), tại Hà Nội.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện cả nước chỉ có 35% số học sinh tiểu học được học cả ngày. Chương trình và kế hoạch dạy không thống nhất, chủ yếu là tình trạng dạy thêm, học thêm khiến học sinh quá tải, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe các em và gây bức xúc cho xã hội.
Trong khi đó, học sinh ở các vùng khó khăn lại có kiến thức không đạt chuẩn, chất lượng giáo dục thấp.
Chính vì vậy, mục tiêu của chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học là xây dựng môi trường thuận lợi và khung chính sách để chuyển sang dạy-học cả ngày nhằm cải thiện chất lượng giáo dục tiểu học ở Việt Nam, góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh, tạo cơ hội học tập bình đẳng trong các nhóm đối tượng có điều kiện kinh tế-xã hội khác nhau.
Ông Trần Đình Thuận, Giám đốc Ban quản lý chương trình cho biết: Chương trình sẽ biên soạn khoảng 8.000 sách hướng dẫn về dạy-học cả ngày, 2,4 triệu sách giáo khoa bổ sung dành cho học sinh và 500.000 sách hướng dẫn giáo viên.
Mặt khác, chương trình cũng sẽ tiến hành ít nhất hai cuộc khảo sát đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 5 về môn Tiếng Việt và Toán (năm học 2010-2011, 2014-2015) đồng thời xây dựng thêm 4.650 phòng học cho các trường, phụ cấp thường xuyên cho 2.500 giáo viên dạy thêm giờ, chuyển từ phương thức dạy học nửa ngày sang dạy cả ngày cho ít nhất 1.600 trường tiểu học có 450.000 học sinh…
Chương trình có tổng vốn đầu tư 186 triệu USD; trong đó vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới khoảng 127 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại từ Bộ Phát triển quốc tế Anh là 17 triệu bảng Anh, 6 triệu euro vốn viện trợ không hoàn lại từ Chính phủ Bỉ và 27,9 triệu USD vốn đối ứng.
Chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước và Ủy ban Nhân dân của 36 tỉnh cùng tham gia./.
Phạm Mai (Vietnam+)