Câu thần chú 'Nước Mỹ trước tiên' và quản trị kinh tế toàn cầu

Câu thần chú “Nước Mỹ trước tiên” theo chủ nghĩa khác biệt này có nghĩa như thế nào đối với quản trị kinh tế toàn cầu, vốn là cấu thành của “trật tự dựa trên luật lệ?”
Câu thần chú 'Nước Mỹ trước tiên' và quản trị kinh tế toàn cầu ảnh 1(Nguồn: Global Post)

Theo trang mạng Lowy Institute, mục tiêu ban đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump là “Nước Mỹ trước tiên.” Câu thần chú theo chủ nghĩa khác biệt này có nghĩa như thế nào đối với quản trị kinh tế toàn cầu, vốn là cấu thành của “trật tự dựa trên luật lệ?”

Trump có thể đã rút nước Mỹ khỏi Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu và Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), tuy nhiên đã không có ý định rời khỏi các thể chế quốc tế vốn vẫn hữu dụng cho việc theo đuổi những lợi ích của nước Mỹ.

Nước Mỹ vẫn là thành viên của Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Thậm chí trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), những phản đối của Trump được hiểu một cách tốt nhất như thể là cố tình bắt nạt để cải cách hơn là nỗ lực để làm sụp đổ tổ chức này.

Điều đó cho thấy có cái gì đó đã thay đổi kể từ thời kỳ tốt đẹp nhất khi mà Mỹ nhiệt tình xây dựng các thể chế quốc tế mang lại lợi ích cho tất cả các bên và đẩy mạnh toàn cầu hóa.

Tại hội nghị Bretton Woods (Mỹ) năm 1944, Mỹ được chuẩn bị để trao cho nước khác vai trò xây dựng thể chế toàn cầu, ngay cả khi Washington giữ lại quyền phủ quyết và tiếng nói có trọng lượng.

Điều này đi ngược lại giai đoạn to lớn đầu tiên của toàn cầu hóa- thế kỷ trước khi Chiến tranh thế giới thứ nhất- khi mà các cường quốc thực dân buộc phải đối mặt với các quốc gia yếu hơn vì lợi ích kinh tế eo hẹp của chính họ.

Bretton Woods mang lại một quan điểm khác biệt về toàn cầu hóa, trong đó nền kinh tế vượt trội đòi hỏi vị thế minh bạch hơn.

Dựa trên niềm tin vào nền kinh tế do thị trường định hướng, Mỹ thiết lập quy định toàn cầu, với tên gọi Sự đồng thuận của Washington. Nó là những yếu tố cốt lõi- thương mại quốc tế tự do, dựa vào thị trường, tài chính minh bạch- là yếu tố dẫn dắt của hội nhập quốc tế và có thể tạo ra thời kỳ tươi sáng của tăng trưởng toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Tất nhiên, quy tắc kinh tế thị trường tự do này phù hợp với Mỹ: Khai thác những thị trường mới cho thương mại và dòng vốn cung cấp cho siêu cường công nghiệp đương thời với những cơ hội có thể sinh ra lợi nhuận.

[Chính sách đối ngoại của Mỹ sau bầu cử giữa nhiệm kỳ]

Nó cũng tạo nên xu thế tốt cho phần còn lại của thế giới, bao gồm các nền kinh tế mới nổi (Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, và Trung Quốc đều đã thực hiện rất tốt).

Sự thành công cho thấy quản trị toàn cầu ít nhiều cần thiết như thế nào cho việc đẩy mạnh thương mại và hội nhập quốc tế. Những quy định toàn cầu có thể ít nhiều tác động đến quy định quốc gia. Nơi nào cần sự hợp tác toàn cầu, nơi đó thường có các thỏa thuận đặc biệt, bao trùm nhiều lĩnh vực cụ thể như hàng không, tàu thuyền, viễn thông, ổn định tài chính và thuế.

Kể từ năm 1995, WTO đã nỗ lực rất nhiều nhưng không thành công để cải tiến những quy định này. Ở những nơi mà quá trình này đã được thực hiện, đó là những hiệp định song phương hoặc đa cực nhỏ hơn, nói chung, không bằng các thỏa thuận đa phương.

Nhiều thỏa thuận vẫn bị loại khỏi sự cạnh tranh quốc tế - ví dụ như chính sách nông nghiệp chung châu Âu.

Có lẽ không nước nào (chắc chắn là không phải Mỹ) loại bỏ chính sách bảo hộ.

Bất chấp những lỗ hổng trong quản trị, cấu trúc hiện tại là rất mạnh mẽ với khả năng vĩ đại để tạo ra lợi ích rộng khắp, ngay cả khi những quy định tối ưu không được tất cả các nước hoặc nhiều nước tham gia không tuân thủ.

Toàn cầu hóa đã diễn biến rất nhanh (một số ý kiến cho rằng nó đã diễn ra quá nhanh) thậm chí trong môi trường đầy rẫy những quy tắc này.

Một phần, điều này phản ánh những nhân tố khác đang điều khiển sự hội nhập thế giới. Công nghệ thúc đẩy tăng trưởng nói chung, và thúc đây toàn cầu hóa nói riêng- sự cắt giảm chi phí giao thông và viễn thông tạo ra gần như một “thế giới phẳng” hoàn toàn.

Tóm lại, Trump xuất hiện vào giai đoạn các nền kinh tế hội nhập ở mức độ cao của thế giới, vốn được vận hành không hoàn hảo nhưng có hệ thống các quy định và sự thấu hiểu “đủ tốt” được liên kết chắt chẽ với nhau bởi các hội nghị như Hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và mạng lưới các hiệp định công nghệ đặc biệt sâu sắc hơn. Nếu sự hiện diện của Trump ngăn cản các cuộc họp như vậy ban hành một tuyên bố chung thì sự mất mát là không nhiều.

Thuật hùng biện của Trump xuất phát từ ý tưởng của Bretton Woods và chính sách "Nước Mỹ trước tiên" của ông có thể ít nhiều gây thiệt hại. Đó là việc rút nước Mỹ khỏi TPP; Là sử dụng sức mạnh của Mỹ để giảm bớt những giao dịch thương mại của nước khác với những nước thứ ba. Nếu Trump phá bỏ WTO, dù vô tình hay hữu ý, sự kiềm chế trong chủ nghĩa bảo hộ sẽ được loại bỏ.

Trong bối cảnh tình trạng mong manh của tài chính toàn cầu vẫn còn là một vấn đề thì Cục dự trữ liên bang Mỹ có lẽ không thể lặp lại việc bơm 500 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng toàn cầu bị sụp đổ trong năm 2008. Tuy nhiên, không có yếu tố bất lợi nào có khả năng cản trở đà hội nhập mạnh mẽ.

Như thường lệ, lịch sử lại cho chúng ta những lưu ý. Charles Kindleberger, một nhà chép sử bậc thầy về chu kỳ kinh doanh và suy thoái, cho rằng sự trồi sụt thương mại trong giai đoạn giữa các cuộc chiến là do Mỹ không sẵn lòng đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo trong cuộc Đại suy thoái.

Sau cuộc chiến, nước Anh đã bị suy yếu, trong khi Mỹ quá mới lạ trong vai trò siêu cường toàn cầu.

Kinh tế thế giới đã bị bỏ quên mà không có những cơ chế để kiểm soát chủ nghĩa bảo hộ cạnh tranh./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục