Các nhà khoa học thuộc Bệnh viện đa khoa bang Massachusetts (Mỹ) vừa nuôi cấy thành công gan nhân tạo trong phòng thí nghiệm bằng cách lợi dụng tế bào gan chuột.
Các nhà khoa học hy vọng trong vòng 5 năm tới, nghiên cứu này sẽ được ứng dụng tại các bệnh viện nhằm trợ giúp con người trong công tác nuôi cấy gan.
Gan nhân tạo được nuôi cấy từ tế bào gan chuột có thể sống được 10 ngày trong môi trường phòng thí nghiệm, đồng thời có thể phân hủy độc tố.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn thực hiện đưa gan nhân tạo này vào cơ thể chuột và phát hiện nó có thể sống bình thường trong thời gian vài giờ.
Trong thí nghiệm này các nhà khoa học chỉ sử dụng một tế bào gan, và gan nhân tạo được nuôi cấy này cũng chỉ có thể phát huy vai trò nhỏ của chức năng gan thông thường.
Bước tiếp theo, các nhà khoa học sẽ tiến hành thí nghiệm cho thêm các tế bào cần thiết khác vào gan, đồng thời nghiên cứu để giúp gan được cấy ghép có thể tồn tại bình thường trong thời gian dài nhằm mục đích cuối cùng là đưa vào cơ thể người./.
Các nhà khoa học hy vọng trong vòng 5 năm tới, nghiên cứu này sẽ được ứng dụng tại các bệnh viện nhằm trợ giúp con người trong công tác nuôi cấy gan.
Gan nhân tạo được nuôi cấy từ tế bào gan chuột có thể sống được 10 ngày trong môi trường phòng thí nghiệm, đồng thời có thể phân hủy độc tố.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn thực hiện đưa gan nhân tạo này vào cơ thể chuột và phát hiện nó có thể sống bình thường trong thời gian vài giờ.
Trong thí nghiệm này các nhà khoa học chỉ sử dụng một tế bào gan, và gan nhân tạo được nuôi cấy này cũng chỉ có thể phát huy vai trò nhỏ của chức năng gan thông thường.
Bước tiếp theo, các nhà khoa học sẽ tiến hành thí nghiệm cho thêm các tế bào cần thiết khác vào gan, đồng thời nghiên cứu để giúp gan được cấy ghép có thể tồn tại bình thường trong thời gian dài nhằm mục đích cuối cùng là đưa vào cơ thể người./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)