Tổng thống Cộng hòa Síp Demetris Christofias ngày 2/1 cảnh báo ông sẽ không ký thỏa thuận vay cứu trợ với các chủ nợ quốc tế nếu thỏa thuận này vẫn bao gồm các điều khoản ông phản đối, cho dù trước đó Chính phủ Síp đã đàm phán với đại diện nhóm "bộ ba" chủ nợ quốc tế (gồm Liên minh châu Âu - EU, Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF và Ngân hàng Trung ương châu Âu - ECB) về thỏa thuận.
Phát biểu tại một sự kiện của đảng cánh tả AKEL, ông Christofias tuyên bố sẽ bác bỏ thỏa thuận trên nếu các chủ nợ quốc tế tiếp tục yêu cầu Cộng hòa Síp tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thuộc các lĩnh vực như viễn thông và điện tử.
Vấn đề cổ phần hóa có thể được đưa ra đàm phán với nhóm "bộ ba" theo một điều khoản của biên bản ghi nhớ tạm thời, trong trường hợp số tiền cần thiết để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ốm yếu của Síp đẩy nợ công của nước này lên tới mức không kiểm soát nổi.
Số tiền tái cơ cấu các ngân hàng thiếu vốn của Síp dự kiến sẽ được công bố sau khi có báo cáo kiểm toán cụ thể về hoạt động của hệ thống tài chính vào ngày 15/1, trước cuộc họp quan trọng của lãnh đạo các nước Khu vực đồng euro (Eurozone) diễn ra một tuần sau đó.
Ông Christofias, người đang bị chỉ trích vì đã để nền kinh tế Síp trượt vào tình trạng sa sút hiện nay, cho rằng trong các cuộc đàm phán với nhóm "bộ ba", chính phủ phải tìm cách bảo vệ quyền lợi cơ bản cho những người đang làm việc. Theo ông, khủng hoảng kinh tế không phải do chính phủ gây ra, mà do hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả.
Trước đó, cuối tháng 11/2012, Chính phủ Síp đã đạt được thỏa thuận cứu trợ với các nhà cho vay quốc tế, theo đó quốc gia thành viên Eurozone này có thể nhận được tổng số tiền là 17,5 tỷ euro (22,6 tỷ USD), trong đó 10 tỷ euro dành cho các ngân hàng, 6 tỷ euro để đáo hạn nợ và 1,5 tỷ euro cho khu vực tài chính công.
[CH Síp đạt thỏa thuận cứu trợ với các chủ nợ quốc tế]
Síp đã trở thành quốc gia thứ năm trong 17 nước Eurozone, sau Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, phải chính thức cầu viện cứu trợ tài chính quốc tế. Chính quyền Síp cho biết họ phải yêu cầu cứu trợ do "các ảnh hưởng tiêu cực trong lĩnh vực tài chính của mình cũng như bị tác động lớn từ nền kinh tế Hy Lạp", vì các ngân hàng của đảo Síp đang nắm giữ lượng lớn trái phiếu chính phủ Hy Lạp.
Theo dự báo của Chính phủ Síp, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này sẽ giảm 2,4% trong năm 2012 , và tiếp tục đà suy giảm ở mức 3,5% năm 2013. Thâm hụt ngân sách dự kiến là 4,4% GDP năm nay. Tỉ lệ thất nghiệp sẽ đạt kỷ lục 13,8% vào năm 2013 và 14,2% năm kế tiếp./.
Phát biểu tại một sự kiện của đảng cánh tả AKEL, ông Christofias tuyên bố sẽ bác bỏ thỏa thuận trên nếu các chủ nợ quốc tế tiếp tục yêu cầu Cộng hòa Síp tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thuộc các lĩnh vực như viễn thông và điện tử.
Vấn đề cổ phần hóa có thể được đưa ra đàm phán với nhóm "bộ ba" theo một điều khoản của biên bản ghi nhớ tạm thời, trong trường hợp số tiền cần thiết để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ốm yếu của Síp đẩy nợ công của nước này lên tới mức không kiểm soát nổi.
Số tiền tái cơ cấu các ngân hàng thiếu vốn của Síp dự kiến sẽ được công bố sau khi có báo cáo kiểm toán cụ thể về hoạt động của hệ thống tài chính vào ngày 15/1, trước cuộc họp quan trọng của lãnh đạo các nước Khu vực đồng euro (Eurozone) diễn ra một tuần sau đó.
Ông Christofias, người đang bị chỉ trích vì đã để nền kinh tế Síp trượt vào tình trạng sa sút hiện nay, cho rằng trong các cuộc đàm phán với nhóm "bộ ba", chính phủ phải tìm cách bảo vệ quyền lợi cơ bản cho những người đang làm việc. Theo ông, khủng hoảng kinh tế không phải do chính phủ gây ra, mà do hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả.
Trước đó, cuối tháng 11/2012, Chính phủ Síp đã đạt được thỏa thuận cứu trợ với các nhà cho vay quốc tế, theo đó quốc gia thành viên Eurozone này có thể nhận được tổng số tiền là 17,5 tỷ euro (22,6 tỷ USD), trong đó 10 tỷ euro dành cho các ngân hàng, 6 tỷ euro để đáo hạn nợ và 1,5 tỷ euro cho khu vực tài chính công.
[CH Síp đạt thỏa thuận cứu trợ với các chủ nợ quốc tế]
Síp đã trở thành quốc gia thứ năm trong 17 nước Eurozone, sau Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, phải chính thức cầu viện cứu trợ tài chính quốc tế. Chính quyền Síp cho biết họ phải yêu cầu cứu trợ do "các ảnh hưởng tiêu cực trong lĩnh vực tài chính của mình cũng như bị tác động lớn từ nền kinh tế Hy Lạp", vì các ngân hàng của đảo Síp đang nắm giữ lượng lớn trái phiếu chính phủ Hy Lạp.
Theo dự báo của Chính phủ Síp, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này sẽ giảm 2,4% trong năm 2012 , và tiếp tục đà suy giảm ở mức 3,5% năm 2013. Thâm hụt ngân sách dự kiến là 4,4% GDP năm nay. Tỉ lệ thất nghiệp sẽ đạt kỷ lục 13,8% vào năm 2013 và 14,2% năm kế tiếp./.
(TTXVN)