Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện ra rằng hội chứng co giật chân trong giấc ngủ ban đêm có thể là dấu hiệu về các triệu chứng của bệnh tim.
Nghiên cứu do các nhà khoa học tại bệnh viện Mayo Clinic Arizona ở Scottsdale cho biết những người có triệu chứng co giật chân thường xuyên khi đang ngủ có nhiều khả năng bị tim dày - một điều kiện khiến dễ bị các vấn đề về tim mạch, đột quỵ và tử vong.
Tiến sỹ Arshad Jahangir, một chuyên gia về nhịp đập tim tại Mayo Clinic Arizona, phát biểu: "Chúng tôi không nói rằng đây là mối quan hệ nhân-quả," mà chỉ khuyến cáo co giật chân có thể là dấu hiệu tim gặp vấn đề mà các bác sỹ và bệnh nhân cần phải cân nhắc.
Tiến sỹ Jahangir và các đồng nghiệp đã tiến hành thí nghiệm nghiên cứu đối với 584 người được chẩn đoán có triệu chứng co giật chân khi ngủ. Những người tham gia được tiến hành kiểm tra hình ảnh để đo độ dày của tim và nhịp co giật của chân.
Các nhà khoa học đã chia những người tham gia nghiên cứu thành hai nhóm dựa trên nhịp co giật của chân. Kết quả theo dõi cho biết khoảng 45% những người bị co giật chân ít nhất 35 lần mỗi giờ nhiều khả năng bị tim dày hơn so với 55% những người còn lại ít bị co giật chân hơn.
Tiếp tục theo dõi trong vòng ba năm, các nhà khoa học nhận thấy những người bị tim dày, chiếm khoảng 1/4 tổng số những người tham gia nghiên cứu, có khả năng cao gấp đôi gặp các vấn đề về tim hoặc bị chết.
Hiện nay có khoảng 2-15% người bị hội chứng chân bứt rứt không yên khi ngủ. Nam, nữ, tuổi nào cũng đều có thể bị chứng chân bứt rứt, song càng cao tuổi, càng dễ bị và triệu chứng càng nặng hơn./.
Nghiên cứu do các nhà khoa học tại bệnh viện Mayo Clinic Arizona ở Scottsdale cho biết những người có triệu chứng co giật chân thường xuyên khi đang ngủ có nhiều khả năng bị tim dày - một điều kiện khiến dễ bị các vấn đề về tim mạch, đột quỵ và tử vong.
Tiến sỹ Arshad Jahangir, một chuyên gia về nhịp đập tim tại Mayo Clinic Arizona, phát biểu: "Chúng tôi không nói rằng đây là mối quan hệ nhân-quả," mà chỉ khuyến cáo co giật chân có thể là dấu hiệu tim gặp vấn đề mà các bác sỹ và bệnh nhân cần phải cân nhắc.
Tiến sỹ Jahangir và các đồng nghiệp đã tiến hành thí nghiệm nghiên cứu đối với 584 người được chẩn đoán có triệu chứng co giật chân khi ngủ. Những người tham gia được tiến hành kiểm tra hình ảnh để đo độ dày của tim và nhịp co giật của chân.
Các nhà khoa học đã chia những người tham gia nghiên cứu thành hai nhóm dựa trên nhịp co giật của chân. Kết quả theo dõi cho biết khoảng 45% những người bị co giật chân ít nhất 35 lần mỗi giờ nhiều khả năng bị tim dày hơn so với 55% những người còn lại ít bị co giật chân hơn.
Tiếp tục theo dõi trong vòng ba năm, các nhà khoa học nhận thấy những người bị tim dày, chiếm khoảng 1/4 tổng số những người tham gia nghiên cứu, có khả năng cao gấp đôi gặp các vấn đề về tim hoặc bị chết.
Hiện nay có khoảng 2-15% người bị hội chứng chân bứt rứt không yên khi ngủ. Nam, nữ, tuổi nào cũng đều có thể bị chứng chân bứt rứt, song càng cao tuổi, càng dễ bị và triệu chứng càng nặng hơn./.
Khắc Hiếu/Washington (Vietnam+)