Các nhà khoa học Mỹ cho biết họ lần đầu tiên họ đã tìm ra mối liên hệ giữa tình trạng trẻ thừa cân hoặc béo phì và một chất thường thấy trong các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như trong đồ uống soda. Chất này có tên gọi là Bisphenol A (BPA).
Nghiên cứu do Tiến sĩ Leonardo Trasande của Khoa Y thuộc Đại học New York đứng đầu phát hiện ra rằng trong mẫu so sánh gần 3.000 trẻ em và thanh thiếu niên, những người có hàm lượng BPA cao thì thường có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí của Hiệp hội y học Mỹ này còn cho biết thêm bốn nhóm trẻ em, khoảng 22% trong số chúng có hàm lượng BPA cao nhất trong nước tiểu là bị béo phì so với 10% trong số những trẻ có hàm lượng chất này thấp nhất.
Các tác giả của nghiên cứu trên cho hay: “Theo những gì mà chúng tôi biết, đây là báo cáo đầu tiên cho thấy mối liên hệ giữa sự phơi nhiễm về hóa chất môi trường với tình trạng béo phì ở trẻ”.
Tuy nhiên, Hội đồng hóa học Mỹ đã bác bỏ nghiên cứu này vì cho rằng nó còn có “những hạn chế cơ bản” và có thể “làm chệch hướng những nỗ lực thực sự trong quá trình giải quyết vấn đề sức khỏe quốc gia quan trọng của Mỹ”.
Cơ quan trên còn lưu ý rằng các tác giả của nghiên cứu này cũng đã thừa nhận bệnh béo phì là một tình trạng cần có thời gian để phát triển và sẽ là không đúng khi kết nối việc có chất BPA với tình trạng béo phì ở những người đã ở thể trạng béo phì./.
Nghiên cứu do Tiến sĩ Leonardo Trasande của Khoa Y thuộc Đại học New York đứng đầu phát hiện ra rằng trong mẫu so sánh gần 3.000 trẻ em và thanh thiếu niên, những người có hàm lượng BPA cao thì thường có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí của Hiệp hội y học Mỹ này còn cho biết thêm bốn nhóm trẻ em, khoảng 22% trong số chúng có hàm lượng BPA cao nhất trong nước tiểu là bị béo phì so với 10% trong số những trẻ có hàm lượng chất này thấp nhất.
Các tác giả của nghiên cứu trên cho hay: “Theo những gì mà chúng tôi biết, đây là báo cáo đầu tiên cho thấy mối liên hệ giữa sự phơi nhiễm về hóa chất môi trường với tình trạng béo phì ở trẻ”.
Tuy nhiên, Hội đồng hóa học Mỹ đã bác bỏ nghiên cứu này vì cho rằng nó còn có “những hạn chế cơ bản” và có thể “làm chệch hướng những nỗ lực thực sự trong quá trình giải quyết vấn đề sức khỏe quốc gia quan trọng của Mỹ”.
Cơ quan trên còn lưu ý rằng các tác giả của nghiên cứu này cũng đã thừa nhận bệnh béo phì là một tình trạng cần có thời gian để phát triển và sẽ là không đúng khi kết nối việc có chất BPA với tình trạng béo phì ở những người đã ở thể trạng béo phì./.
Huy Bình (Vietnam+)