Sau 5 năm thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác y tế học đường, mặc dù được đầu tư lớn nhưng theo đánh giá của các bộ, ngành và các địa phương, công tác y tế trường học vẫn còn thiếu về số lượng nhân sự yếu về chất lượng phục vụ. Thực trạng này đã được các đại biểu nêu rõ tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chỉ thị số 23/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác y tế trong các trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Y tế tổ chức sáng nay, ngày 17/11/2011, tại Hà Nội. Thi vào rồi lại xin ra Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Quý, trong năm qua, tỷ lệ cán bộ y tế chuyên trách ở các trường mầm non và phổ thông trong cả nước đã tăng từ 17,38% (năm 2006) lên 36,72% (năm 2011). Về kinh phí, qua thống kê từ 27 sở giáo dục và đào tạo ở hơn 200 trường phổ thông, mầm non trong cả nước, kinh phí dành cho y tế trường học tăng từ 13 tỷ đồng (2006) lên 16 tỷ đồng (2011). Mặc dù số lượng cán bộ y tế tăng lên, chí phí đầu tư lớn hơn nhưng theo các đại biểu, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là chế độ đãi ngộ với người làm cán bộ y tế trong các trường học quá thấp nên khó giữ chân họ lại trường. Theo ông Đỗ Anh Xô, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định, tỉnh phải thực hiện tuyển dụng dần theo từng năm. Năm học 2005 – 2006 tuyển 159 người. Đến năm học 2011-2012 con số này là 518 người. Tuy đã cố gắng nhưng còn nhiều trường của Nam Định chưa có cán bộ y tế hoặc là giáo viên kiêm nhiệm. “Giáo viên ngoài lương có phụ cấp thâm niên, phụ cấp đứng lớp. Cán bộ y tế nếu làm trong các bệnh viện cũng có phụ cấp. Nhưng cán bộ y tế công tác trong trường học chỉ có lương. Với bằng trung cấp, nguồn thu nhập duy nhất của họ là lương cơ bản nhân với hệ số 1,86,” ông Xô cho biết. Với mức lương này, việc thu hút được nhân sự ở các địa phương đã là khó khăn, với các thành phố lớn lại càng nan giải hơn. Theo ông Mai Sỹ Nhật, Trưởng phòng Công tác Học sinh Sinh viên, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Hà Nội hiện có trên 2.200 cán bộ làm công tác y tế tại trường học, trong đó có gần 1.300 người diện biên chế, trên 900 người còn lại làm hợp đồng. “Chính ở các quận trung tâm như Hoàn Kiếm, Đống Đa lại đang thiếu cán bộ y tế trường học. Hàng năm chúng tôi vẫn tuyển biên chế đều đặn, nhưng có người thi tuyển vào rồi lại bỏ,” ông Nhật chia sẻ. Lý giải nguyên nhân, ông Nhật cho rằng, một lý do quan trọng là mức thu nhập của họ chỉ trên 1 triệu đồng/tháng, không đủ để trang trải cuộc sống ở khu trung tâm với chi tiêu đắt đỏ. Vì thế, thay vì vào trường học, họ chọn làm ở các trung tâm khám chữa bệnh tư nhân. Tương tự, tại Thành phố Hồ Chí Minh, theo bà Trần Thị Kim Thanh, Phó Giám đốc Sở, số trường chưa có cán bộ y tế học đường lên đến 700 trường, chiếm tỷ lệ 48,1%. Hơn nữa, trong số cán bộ y tế học đường đã tuyển được thì có đến 700 người là kiêm nhiệm. Thừa nhận thực trạng này, ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, đội ngũ cán bộ y tế trường học chưa có chế độ đãi ngộ đúng mức nên chưa yên tâm công tác và vì vậy chưa thu hút được người giỏi trong lĩnh vực này. Với gần 25 triệu học sinh sinh viên đang theo học tại 36.000 trường học các cấp cho thấy công tác y tế trường học là công việc không nhẹ nhàng. Công việc nhiều, ý nghĩa lớn nhưng đội ngũ cán bộ y tế trường học còn mỏng, cán bộ y tế trường học từ cấp Sở, phòng đến cấp trường còn thiếu và đại đa số làm công tác kiêm nhiệm.
Phòng y tế cũng... "kiêm nhiệm"
Không chỉ lấy giáo viên kiêm nhiệm nhân viên y tế, ở hầu hết các tỉnh đều phổ biến tình trạng không có phòng y tế riêng mà phải ghép chung với phòng hành chính. Trang thiết bị y tế thiếu thốn. Theo ông Xô, Nam Định cũng muốn trang bị nhiều hơn cơ sở vật chất cho các trường, chăm sóc tốt hơn sức khỏe cho các em học sinh nhưng kinh phí có hạn. Cũng theo ông Xô, mấy năm trước, Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định có huy động xã hội hóa trong công tác này để tăng cường điều kiện chăm sóc cho các em bằng cách huy động mỗi phụ huynh đóng 1.000 đồng. “Chỉ 1.000 đồng cho cả một năm học, nhưng nó cũng là một khoản thu độc lập, một ‘gạch đầu dòng’ trong danh mục đóng góp nên sau đó, chúng tôi đã bỏ vì có thể một số người lại coi đó là thu ngoài quy định. Thay vào đó, Sở tăng cường nguồn chi cho y tế học đường,” ông Xô phân trần. Với các tỉnh khu vực miền núi, kinh tế của tỉnh còn eo hẹp thì vấn đề cơ sở vật chất lại là bài toán khó hơn nhiều. Theo lãnh đạo tỉnh Hà Giang, hiện có tới 265 trên tổng số 629 trường của tỉnh chưa có phòng y tế, chiếm tỷ lệ trên 42%. Trong đó, có 122 trường thậm chí chưa có trang thiết bị về y tế như tủ thuốc thiết yếu, bàn cân... Tại tỉnh Lạng Sơn, số trường có phòng y tế riêng chiếm 64%, số còn lại là phòng ghép với phòng hành chính hoặc một phòng khác của trường. Không chỉ thiếu phòng y tế, theo nhận định của lãnh đạo tỉnh này, trang thiết bị y tế của các trường cũng rất nghèo nàn và chưa đáp ứng nhu cầu quy định. Các tỉnh khu vực phía Nam, tình hình cũng không khá khẩm hơn. Theo lãnh đạo tỉnh Bến Tre, toàn tỉnh hiện có 525 trường ở các bậc học, nhưng chỉ có 168 trường có phòng y tế. Các trường còn lại chi dành một góc riêng để trang bị giường, thuốc phục vụ việc chăm sóc sức khỏe học sinh. Tuy nhiên, góc y tế này cũng chỉ mang tính tạm thời. Vì thế, việc bố trí các trang thiết bị chưa thật đầy đủ và chưa đảm bảo yêu cầu. Trước ý kiến của các địa phương, phát biểu tổng kết Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Quý cho rằng, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác y tế trường học đang là đòi hỏi tất yếu trong Chiến lược Phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020. Để công tác này đi vào hoạt động thường xuyên, có chất lượng và đồng đều ở các vùng miền không thể thiếu sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương, các bộ, ngành đoàn thể và sự chung tay của toàn xã hội. Cần có chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ y tế trường học để lấp đầy "khoảng trống" về chuyên môn. Việc thực hiện Luật Bảo hiểm y tế trong trường học cũng cần được thực hiện tốt hơn nữa để bảo hiểm y tế học sinh có thể phát huy, hỗ trợ cho công tác khám, điều trị để tạo công bằng trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe học sinh sinh viên giữa các vùng miền./.
Phòng y tế cũng... "kiêm nhiệm"
Không chỉ lấy giáo viên kiêm nhiệm nhân viên y tế, ở hầu hết các tỉnh đều phổ biến tình trạng không có phòng y tế riêng mà phải ghép chung với phòng hành chính. Trang thiết bị y tế thiếu thốn. Theo ông Xô, Nam Định cũng muốn trang bị nhiều hơn cơ sở vật chất cho các trường, chăm sóc tốt hơn sức khỏe cho các em học sinh nhưng kinh phí có hạn. Cũng theo ông Xô, mấy năm trước, Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định có huy động xã hội hóa trong công tác này để tăng cường điều kiện chăm sóc cho các em bằng cách huy động mỗi phụ huynh đóng 1.000 đồng. “Chỉ 1.000 đồng cho cả một năm học, nhưng nó cũng là một khoản thu độc lập, một ‘gạch đầu dòng’ trong danh mục đóng góp nên sau đó, chúng tôi đã bỏ vì có thể một số người lại coi đó là thu ngoài quy định. Thay vào đó, Sở tăng cường nguồn chi cho y tế học đường,” ông Xô phân trần. Với các tỉnh khu vực miền núi, kinh tế của tỉnh còn eo hẹp thì vấn đề cơ sở vật chất lại là bài toán khó hơn nhiều. Theo lãnh đạo tỉnh Hà Giang, hiện có tới 265 trên tổng số 629 trường của tỉnh chưa có phòng y tế, chiếm tỷ lệ trên 42%. Trong đó, có 122 trường thậm chí chưa có trang thiết bị về y tế như tủ thuốc thiết yếu, bàn cân... Tại tỉnh Lạng Sơn, số trường có phòng y tế riêng chiếm 64%, số còn lại là phòng ghép với phòng hành chính hoặc một phòng khác của trường. Không chỉ thiếu phòng y tế, theo nhận định của lãnh đạo tỉnh này, trang thiết bị y tế của các trường cũng rất nghèo nàn và chưa đáp ứng nhu cầu quy định. Các tỉnh khu vực phía Nam, tình hình cũng không khá khẩm hơn. Theo lãnh đạo tỉnh Bến Tre, toàn tỉnh hiện có 525 trường ở các bậc học, nhưng chỉ có 168 trường có phòng y tế. Các trường còn lại chi dành một góc riêng để trang bị giường, thuốc phục vụ việc chăm sóc sức khỏe học sinh. Tuy nhiên, góc y tế này cũng chỉ mang tính tạm thời. Vì thế, việc bố trí các trang thiết bị chưa thật đầy đủ và chưa đảm bảo yêu cầu. Trước ý kiến của các địa phương, phát biểu tổng kết Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Quý cho rằng, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác y tế trường học đang là đòi hỏi tất yếu trong Chiến lược Phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020. Để công tác này đi vào hoạt động thường xuyên, có chất lượng và đồng đều ở các vùng miền không thể thiếu sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương, các bộ, ngành đoàn thể và sự chung tay của toàn xã hội. Cần có chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ y tế trường học để lấp đầy "khoảng trống" về chuyên môn. Việc thực hiện Luật Bảo hiểm y tế trong trường học cũng cần được thực hiện tốt hơn nữa để bảo hiểm y tế học sinh có thể phát huy, hỗ trợ cho công tác khám, điều trị để tạo công bằng trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe học sinh sinh viên giữa các vùng miền./.
Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay tỷ lệ học sinh có sức khỏe loại I mới đạt 68,6%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng vẫn ở mức cao (26,7%) và 22,3% bị thấp còi. Bên cạnh gánh nặng về bệnh tật ở trẻ suy dinh dưỡng, Việt Nam cũng đang đối mặt với nguy cơ trẻ béo phì ở các đô thị. Học sinh tiểu học cũng mắc các tật khúc xạ. Tỷ lệ học sinh bị cong vẹo cột sống cao nhất ở bậc trung học cơ sở với 5,2%. Tỷ lệ nhiễm các loại giun đường ruột ở trẻ em cao nhất là vùng đồng bằng với tỷ lệ lên tới 80 - 95%. Cũng theo Bộ Y tế, ngoài các bệnh trên thì một số chứng bệnh hiện đại như rối loạn tâm thần, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn cảm xúc hành vi, nghiện games... đang là vấn đề đáng chú ý. Nguyên nhân là do môi trường học tập căng thẳng, áp lực thành tích từ phụ huynh cũng như nhiều thầy cô giáo trong giai đoạn tâm lý học sinh chưa trưởng thành đã khiến nhiều em gặp căng thẳng./. |
Phạm Mai (Vietnam+)