Sau khi núi lửa ở Iceland đã giảm tới 80% cường độ hoạt động, không phận các nước châu Âu đã mở cửa trở lại trong ngày 21/4, trong khi các hãng hàng không châu lục đã nối lại hoạt động của 75% số chuyến bay (khoảng 21.000 chuyến) trung bình mỗi ngày.
Nhiều khả năng hoạt động hàng không thế giới sẽ trở lại bình thường trước cuối tuần này.
Tại Tây Ban Nha, một sân bay ở thành phố Barcelona, gần biên giới với Pháp, đã trở thành trung tâm vận chuyển khẩn cấp tiếp nhận hàng trăm chuyến bay đặc biệt chở 40.000 hành khách mắc kẹt từ Mỹ, Canada, Pháp và Italy đến đây.
Các sân bay khác ở thành phố này và ở thủ đô Madrid cũng đã thuê gần 300 xe buýt để vận chuyển hành khách đến các thành phố khác ở châu Âu. Tây Ban Nha là nước duy nhất ở châu Âu không bị tác động bởi những đám tro bụi từ núi lửa ở Iceland.
Trong khi đó, sân bay Palma trên đảo Mallorca ở Địa Trung Hải cũng phải tiếp nhận thêm 50 chuyến bay. Các nước Baltic cũng đã mở cửa không phận và tất cả các sân bay lớn trong khu vực đã hoạt động trở lại.
Hãng hàng không Qantas của nước này đã thông báo nối lại các chuyến bay tới châu Âu. Giám đốc điều hành Alan Joyce cho biết hãng sẽ có các chuyến bay tới Franfurk (Đức), London (Anh) từ các sân bay châu Á vào tối 21/4, trong khi các chuyến bay từ Australia đến châu Âu được nối lại từ ngày 22/4.
Ông Joyce hy vọng Qantas sẽ nhanh chóng giải tỏa hơn 15.000 hành khách bị mắc kẹt phải chờ tạm trong các khách sạn. Ước tính mỗi ngày Quantas phải chi khoảng 700.00 USD tiền khách sạn cho những hành khách này.
Cùng ngày, phát biểu tại một cuộc họp báo ở Berlin, Đức, ông Giovanni Bisignani, người đứng đầu Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), cho biết lệnh đóng cửa không phận ở châu Âu ảnh hưởng tới 29% hoạt động hàng không toàn cầu và tới 1,2 triệu hành khách/ngày.
Quyết định này khiến các hãng hàng không trên thế giới thiệt hại ít nhất 1,7 tỷ USD và ngành công nghiệp hàng không sẽ phải mất ba năm mới phục hồi được. Ông Bisignani đồng thời kêu gọi các chính phủ châu Âu xem xét việc bồi thường cho các hãng hàng không bị thiệt hại vì lệnh này, như Mỹ đã áp dụng sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001.
Hàng không Singapore ước tính hãng này thiệt hại 40 triệu đôla Singapore (tương đương 29 triệu USD) do các quyết định hủy chuyến bay, chưa kể 10 triệu đôla Singapore. Chi phí cho việc thu xếp ăn ở miễn phí và chi phí khác cho các hành khách bị mắc kẹt ở nước này và các nước khác. Hãng đã nối lại toàn bộ dịch vụ sang châu Âu sau khi các nhà chức trách Singapore mở cửa không phận. Những hành khách đã đặt vé đến và rời châu Âu sẽ được khởi hành đúng kế hoạch.
Giá dầu mỏ trên thị trường thế giới đã tăng lên trên 84 USD/thùng ngay sau khi các nước châu Âu mở cửa không phận trở lại./.
Nhiều khả năng hoạt động hàng không thế giới sẽ trở lại bình thường trước cuối tuần này.
Tại Tây Ban Nha, một sân bay ở thành phố Barcelona, gần biên giới với Pháp, đã trở thành trung tâm vận chuyển khẩn cấp tiếp nhận hàng trăm chuyến bay đặc biệt chở 40.000 hành khách mắc kẹt từ Mỹ, Canada, Pháp và Italy đến đây.
Các sân bay khác ở thành phố này và ở thủ đô Madrid cũng đã thuê gần 300 xe buýt để vận chuyển hành khách đến các thành phố khác ở châu Âu. Tây Ban Nha là nước duy nhất ở châu Âu không bị tác động bởi những đám tro bụi từ núi lửa ở Iceland.
Trong khi đó, sân bay Palma trên đảo Mallorca ở Địa Trung Hải cũng phải tiếp nhận thêm 50 chuyến bay. Các nước Baltic cũng đã mở cửa không phận và tất cả các sân bay lớn trong khu vực đã hoạt động trở lại.
Hãng hàng không Qantas của nước này đã thông báo nối lại các chuyến bay tới châu Âu. Giám đốc điều hành Alan Joyce cho biết hãng sẽ có các chuyến bay tới Franfurk (Đức), London (Anh) từ các sân bay châu Á vào tối 21/4, trong khi các chuyến bay từ Australia đến châu Âu được nối lại từ ngày 22/4.
Ông Joyce hy vọng Qantas sẽ nhanh chóng giải tỏa hơn 15.000 hành khách bị mắc kẹt phải chờ tạm trong các khách sạn. Ước tính mỗi ngày Quantas phải chi khoảng 700.00 USD tiền khách sạn cho những hành khách này.
Cùng ngày, phát biểu tại một cuộc họp báo ở Berlin, Đức, ông Giovanni Bisignani, người đứng đầu Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), cho biết lệnh đóng cửa không phận ở châu Âu ảnh hưởng tới 29% hoạt động hàng không toàn cầu và tới 1,2 triệu hành khách/ngày.
Quyết định này khiến các hãng hàng không trên thế giới thiệt hại ít nhất 1,7 tỷ USD và ngành công nghiệp hàng không sẽ phải mất ba năm mới phục hồi được. Ông Bisignani đồng thời kêu gọi các chính phủ châu Âu xem xét việc bồi thường cho các hãng hàng không bị thiệt hại vì lệnh này, như Mỹ đã áp dụng sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001.
Hàng không Singapore ước tính hãng này thiệt hại 40 triệu đôla Singapore (tương đương 29 triệu USD) do các quyết định hủy chuyến bay, chưa kể 10 triệu đôla Singapore. Chi phí cho việc thu xếp ăn ở miễn phí và chi phí khác cho các hành khách bị mắc kẹt ở nước này và các nước khác. Hãng đã nối lại toàn bộ dịch vụ sang châu Âu sau khi các nhà chức trách Singapore mở cửa không phận. Những hành khách đã đặt vé đến và rời châu Âu sẽ được khởi hành đúng kế hoạch.
Giá dầu mỏ trên thị trường thế giới đã tăng lên trên 84 USD/thùng ngay sau khi các nước châu Âu mở cửa không phận trở lại./.
(TTXVN/Vietnam+)