Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), sau kỳ nghỉ lễ dài ngày, đến thời điểm này các nhà nhập khẩu châu Âu đã bắt đầu ký hợp đồng mua bán với các doanh nghiệp Việt Nam và chấp nhận mua cá tra Việt Nam với giá sàn xuất khẩu cá philê thịt trắng là 3 USD/kg.
Tuy nhiên, vẫn còn một vài nhà nhập khẩu than phiền rằng giá cá cao.
Vasep cho biết, trước mắt họ chưa nhập khẩu cá tra ồ ạt mà mới chỉ mua vài container để thăm dò vì e rằng giá cá tra có thể giảm. Hơn nữa, lượng hàng cá tra dự trữ tại thị trường châu Âu vẫn còn - tuy không nhiều - cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế sức mua của nhà nhập khẩu. Theo dự đoán, khoảng thời gian thăm dò đối với giá cá tra xuất khẩu mới sẽ kéo dài từ 1-2 tháng.
Nếu các doanh nghiệp cá tra Việt Nam vẫn cùng nhau duy trì được mức giá này thì một mặt bằng giá mới sẽ được thiết lập và cộng đồng doanh nghiệp cá tra đã phần nào thành công trong việc định mức giá sàn xuất khẩu.
Theo phản ánh của doanh nghiệp, việc chào giá xuất khẩu cao cũng chỉ bù đắp vào số tiền chênh lệch do giá nguyên liệu tăng, thậm chí giá xuất khẩu chào bán còn tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của giá nguyên liệu.
Hiện nay, tuy cá tra nguyên liệu không còn nhiều và giá vẫn đứng ở mức cao, người nuôi không mặn mà với việc thả nuôi tiếp nhưng vẫn có một số doanh nghiệp bán cá tra với giá 2,9-2,95 USD/kg. Mặc dù mức giá này không chênh nhiều so với giá sàn nhưng điều đó cũng sẽ gây ảnh hướng tới thị trường và vô hình trung đã ghìm giá cá xuất khẩu chung.
Một doanh nghiệp vừa có chuyến khảo sát tại chợ Madrid, Tây Ban Nha, hồi đầu tháng 12/2010 nhận định, sản lượng cá thịt trắng khai thác tại châu Âu vẫn tiếp tục sụt giảm vì vậy nhu cầu nhập khẩu cá tra sẽ nhiều hơn để bù đắp vào khối lượng thiếu hụt từ cá thịt trắng khai thác.
Bên cạnh đó, Tây Ban Nha vẫn tiếp tục trong cơn khủng hoảng kinh tế khiến người dân thắt chặt chi tiêu, hạn chế tiêu dùng, vì vậy cá tra với giá bình dân vẫn sẽ là lựa chọn trong thực đơn hàng ngày của họ cho dù hiện nay giá cá tra đã được chào cao hơn trước. Sản lượng vì thế giảm đôi chút nhưng lợi nhuận thu được sẽ lớn hơn.
Ông Dương Ngọc Minh - Chủ tịch Ủy ban Cá nước ngọt (thuộc VASEP) cho biết, năm nay cá nguyên liệu sẽ rất khan hiếm, ít nhất là từ nay đến cuối tháng Chín. Tuy nhiên, ông Minh cho rằng, chỉ tiêu sản lượng trong năm nay không nên đề ra quá cao mà phải chú trọng tăng giá.
Theo ông Minh, chú trọng tăng giá bán hơn tăng sản lượng sẽ còn tạo nhiều thuận lợi cho cá tra xuất khẩu, hỗ trợ cả người nuôi cá và nhà chế biến bởi giá bán càng cao, hàng rào kỹ thuật ở nhiều nước sẽ càng thấp.
Nhiều nhà sản xuất cá hồi, cá nheo… cũng mong muốn cá tra Việt Nam tăng giá để giúp họ giảm thiệt hại./.
Tuy nhiên, vẫn còn một vài nhà nhập khẩu than phiền rằng giá cá cao.
Vasep cho biết, trước mắt họ chưa nhập khẩu cá tra ồ ạt mà mới chỉ mua vài container để thăm dò vì e rằng giá cá tra có thể giảm. Hơn nữa, lượng hàng cá tra dự trữ tại thị trường châu Âu vẫn còn - tuy không nhiều - cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế sức mua của nhà nhập khẩu. Theo dự đoán, khoảng thời gian thăm dò đối với giá cá tra xuất khẩu mới sẽ kéo dài từ 1-2 tháng.
Nếu các doanh nghiệp cá tra Việt Nam vẫn cùng nhau duy trì được mức giá này thì một mặt bằng giá mới sẽ được thiết lập và cộng đồng doanh nghiệp cá tra đã phần nào thành công trong việc định mức giá sàn xuất khẩu.
Theo phản ánh của doanh nghiệp, việc chào giá xuất khẩu cao cũng chỉ bù đắp vào số tiền chênh lệch do giá nguyên liệu tăng, thậm chí giá xuất khẩu chào bán còn tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của giá nguyên liệu.
Hiện nay, tuy cá tra nguyên liệu không còn nhiều và giá vẫn đứng ở mức cao, người nuôi không mặn mà với việc thả nuôi tiếp nhưng vẫn có một số doanh nghiệp bán cá tra với giá 2,9-2,95 USD/kg. Mặc dù mức giá này không chênh nhiều so với giá sàn nhưng điều đó cũng sẽ gây ảnh hướng tới thị trường và vô hình trung đã ghìm giá cá xuất khẩu chung.
Một doanh nghiệp vừa có chuyến khảo sát tại chợ Madrid, Tây Ban Nha, hồi đầu tháng 12/2010 nhận định, sản lượng cá thịt trắng khai thác tại châu Âu vẫn tiếp tục sụt giảm vì vậy nhu cầu nhập khẩu cá tra sẽ nhiều hơn để bù đắp vào khối lượng thiếu hụt từ cá thịt trắng khai thác.
Bên cạnh đó, Tây Ban Nha vẫn tiếp tục trong cơn khủng hoảng kinh tế khiến người dân thắt chặt chi tiêu, hạn chế tiêu dùng, vì vậy cá tra với giá bình dân vẫn sẽ là lựa chọn trong thực đơn hàng ngày của họ cho dù hiện nay giá cá tra đã được chào cao hơn trước. Sản lượng vì thế giảm đôi chút nhưng lợi nhuận thu được sẽ lớn hơn.
Ông Dương Ngọc Minh - Chủ tịch Ủy ban Cá nước ngọt (thuộc VASEP) cho biết, năm nay cá nguyên liệu sẽ rất khan hiếm, ít nhất là từ nay đến cuối tháng Chín. Tuy nhiên, ông Minh cho rằng, chỉ tiêu sản lượng trong năm nay không nên đề ra quá cao mà phải chú trọng tăng giá.
Theo ông Minh, chú trọng tăng giá bán hơn tăng sản lượng sẽ còn tạo nhiều thuận lợi cho cá tra xuất khẩu, hỗ trợ cả người nuôi cá và nhà chế biến bởi giá bán càng cao, hàng rào kỹ thuật ở nhiều nước sẽ càng thấp.
Nhiều nhà sản xuất cá hồi, cá nheo… cũng mong muốn cá tra Việt Nam tăng giá để giúp họ giảm thiệt hại./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)