Ủy ban châu Âu (EC) ngày 6/1 cho biết chỉ số niềm tin của người tiêu dùng và các nhà điều hành doanh nghiệp đã giảm trong tháng 12/2011 xuống mức thấp nhất trong hai năm qua.
Với động thái này, 17 nước trong Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đang đối mặt với một làn sóng mới các chỉ số kinh tế tiêu cực, một dấu hiệu nữa cho thấy Eurozone đang tiến tới một cuộc khủng hoảng.
Các đơn đặt hàng ở Đức, nước có nền kinh tế lớn nhất Eurozone, đã giảm gần 5% trong tháng 11/2011, đối lập mức mức gia tăng tương tự trong tháng trước đó. Trong khi đó, doanh số bán lẻ giảm 0,8% trong tháng 11 và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao kỷ lục là 10,3% trong tháng thứ hai liên tiếp.
Tính trong toàn Liên minh châu Âu (EU) gồm 27 nước, hơn 23 triệu công nhân đã thất nghiệp trong tháng 10/2011, trong đó Tây Ban Nha có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất 23%. Đồng euro trong ngày 6/1 cũng đã có thời điểm giảm xuống 1,27 euro/USD, mức thấp lần đầu tiên kể từ tháng 9/2010.
Cùng ngày, hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch đã tạo thêm áp lực với Chính phủ của Thủ tướng Hungary Viktor Orban khi hạ mức tín nhiệm trái phiếu chính phủ của quốc gia thành viên EU này xuống mức "vô giá trị".
Fitch cho biết việc hạ một bậc tín nhiệm của Hungary, từ BBB- xuống còn BB+ với triển vọng tiêu cực là do "tình trạng môi trường tài chính và tài trợ từ bên ngoài cũng như triển vọng tăng trưởng kinh tế của Hungary tiếp tục xấu đi" và "nguyên nhân phần nào do việc tiếp tục các chính sách kinh tế không chính thống làm xói mòn lòng tin của giới đầu tư và làm phức tạp thỏa thuận mới với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và EU."
Người phát ngôn Chính phủ Hungary Andras Giro-Szasz cho biết Budapest cảm thấy sửng sốt trước việc hạ mức tín nhiệm này. Vào cuối phiên giao dịch ngày 6/1, đồng forint đã rớt xuống mức thấp kỷ lục 324 forint/euro.
Tháng trước, hai tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn là Moody's và Standard & Poor's cũng đã hạ mức tín nhiệm đối với trái phiếu Chính phủ Hungary xuống mức "vô giá trị"./.
Với động thái này, 17 nước trong Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đang đối mặt với một làn sóng mới các chỉ số kinh tế tiêu cực, một dấu hiệu nữa cho thấy Eurozone đang tiến tới một cuộc khủng hoảng.
Các đơn đặt hàng ở Đức, nước có nền kinh tế lớn nhất Eurozone, đã giảm gần 5% trong tháng 11/2011, đối lập mức mức gia tăng tương tự trong tháng trước đó. Trong khi đó, doanh số bán lẻ giảm 0,8% trong tháng 11 và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao kỷ lục là 10,3% trong tháng thứ hai liên tiếp.
Tính trong toàn Liên minh châu Âu (EU) gồm 27 nước, hơn 23 triệu công nhân đã thất nghiệp trong tháng 10/2011, trong đó Tây Ban Nha có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất 23%. Đồng euro trong ngày 6/1 cũng đã có thời điểm giảm xuống 1,27 euro/USD, mức thấp lần đầu tiên kể từ tháng 9/2010.
Cùng ngày, hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch đã tạo thêm áp lực với Chính phủ của Thủ tướng Hungary Viktor Orban khi hạ mức tín nhiệm trái phiếu chính phủ của quốc gia thành viên EU này xuống mức "vô giá trị".
Fitch cho biết việc hạ một bậc tín nhiệm của Hungary, từ BBB- xuống còn BB+ với triển vọng tiêu cực là do "tình trạng môi trường tài chính và tài trợ từ bên ngoài cũng như triển vọng tăng trưởng kinh tế của Hungary tiếp tục xấu đi" và "nguyên nhân phần nào do việc tiếp tục các chính sách kinh tế không chính thống làm xói mòn lòng tin của giới đầu tư và làm phức tạp thỏa thuận mới với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và EU."
Người phát ngôn Chính phủ Hungary Andras Giro-Szasz cho biết Budapest cảm thấy sửng sốt trước việc hạ mức tín nhiệm này. Vào cuối phiên giao dịch ngày 6/1, đồng forint đã rớt xuống mức thấp kỷ lục 324 forint/euro.
Tháng trước, hai tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn là Moody's và Standard & Poor's cũng đã hạ mức tín nhiệm đối với trái phiếu Chính phủ Hungary xuống mức "vô giá trị"./.
(TTXVN/Vietnam+)