Nhiều vụ cháy nổ, rò rỉ hóa chất xảy ra liên tục trong thời gian gần đây là hồi chuông cảnh báo về những “lỗ hổng” trong nhận thức và quản lý hóa chất tại Việt Nam. Đây là vấn đề cần được chấn chỉnh kịp thời để tránh tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng!”
“Lỗ hổng” nhận thức và quản lý
Chuyên chở axit trên tàu hỏa chở hàng nhưng thùng phuy đựng axit lại hở nắp van khiến hóa chất độc hại rò rỉ ra môi trường tại huyện Duy Xuyên, Quảng Nam; nhiều người dân khó thở, cay mắt còn giao thông tắc nghẽn nhiều giờ trên cầu vượt Tân Thới Hiệp-Thành phố Hồ Chí Minh do xe tải chở đầy hóa chất và phụ liệu ngành sơn bốc cháy ngùn ngụt kèm khói đen lan tỏa cả vùng.
Đây chỉ là hai vụ điển hình trong vô số các vụ cháy nổ, rò rỉ hóa chất gây ra những tác hại không thể đo đếm, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân và môi trường xung quanh.
Chỉ thị số 03/CT-TTg mới đây của Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định: Do công tác quản lý hóa chất ở các cấp, các ngành, các địa phương chưa được quan tâm đúng mức nên hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất ngày càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng phân bón, hóa chất thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất tiêu dùng và vật liệu nổ luôn kèm theo nguy cơ xảy ra các sự cố đe dọa đến sức khỏe, tính mạng con người, an ninh xã hội và môi trường.
Thực tế cho thấy, trong vụ nổ ngày 28/2/2013 tại khu vực nhà chờ Bến xe Cần Thơ, chỉ vì hai hành khách thiếu hiểu biết về an toàn hóa chất, an toàn cháy nổ đã mua và đựng các loại hóa chất dễ gây cháy nổ (KClO3, bột than hoạt tính, lưu huỳnh, keo dán sắt) vào chung một túi ni lông khiến các hóa chất này tương tác với nhau gây cháy nổ và làm 3 người bị thương.
Tình trạng lơ là, mất cảnh giác với cháy nổ hóa chất còn thấy rất rõ ở cả các doanh nghiệp sản xuất đặc thù hàng ngày, hàng giờ phải sống chung với hóa chất độc hại. Hai vụ nổ hóa chất MEKP (Methyl ethyl ketone peroxide) nghiêm trọng xảy ra liên tiếp cách nhau chưa đầy một tháng tại Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng hồi giữa năm 2010 đã khiến 2 công nhân người nước ngoài và 2 công nhân Việt Nam, 5 người khác bị thương là một ví dụ rõ nét về tình trạng mất an toàn trong sử dụng hóa chất. Tương tự như vậy, do sơ xuất trong lúc lắp đặt hệ thống máng cào tại đường lò xây dựng cơ bản khu Nam Khe Tam, phường Quang Hanh thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 86 (Tổng Công ty Đông Bắc), vụ nổ khí metan đã xảy ra vào ngày 2/7/2012 làm 4 công nhân tử vong tại chỗ.
Số liệu thống kê của Cục Hóa chất, Bộ Công Thương cho thấy, từ năm 1999 đến nay, trên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra 5 vụ vụ nổ khí metan (CH4), làm 53 người bị thiệt mạng.
Tại Chỉ thị 03 mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cộng đồng trong phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; đặc biệt là việc quản lý an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất.
Thủ tướng cũng chỉ thị Bộ Công thương tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, rà soát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất đối với các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân; tăng cường kiểm tra kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của các cơ sở hoạt động hóa chất nguy hiểm; đồng thời, xây dựng Chương trình quốc gia về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hóa chất; các Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố phải khẩn trương xây dựng kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất và đặc tính của hóa chất.
Tuy nhiên, gần hai tuần trôi qua kể từ khi Chỉ thị được ban hành, hầu hết các doanh nghiệp, tỉnh, thành vẫn rất lúng túng trong việc triển khai Chỉ thị, nhất là trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, Cục trưởng Cục Hóa chất Bộ Công Thương Phùng Hà cho biết.
“Làm chuồng trước khi mất bò”
Đó là lý do mà Cục Hóa chất, Bộ Công Thương đang phải phối hợp với các đơn vị liên quan để cụ thể hóa,̀ đưa các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn cháy nổ, rò rỉ hóa chất đã có đi vào cuộc sống. Cục trưởng Phùng Hà cho biết, Thông tư “Quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp” của Bộ Công thương sẽ ban hành trong một vài tuần tới đây được xây dựng bao quát tất cả các hoạt động liên quan đến các khâu từ sản xuất, kinh doanh, lưu thông đến sử dụng hóa chất…Đặc biệt là các dự án đầu tư và cơ sở sản xuất, cất giữ và sử dụng hóa chất nguy hiểm với khối lượng tồn trữ lớn hóa chất lớn.
Theo đó, sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan xác nhận biện pháp phòng ngừa, ứng phó cho các dự án và cơ sở hóa chất trên địa bàn. Tuy nhiên, cơ quan chức năng sẽ kiểm tra thực tế tại dự án, cơ sở hóa chất để xem xét, đánh giá và xác nhận biện pháp.
Để đảm bảo an toàn cho chính mình, bản thân các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất trong hoạt động phải triệt để tuân thủ các nội dung trong biện pháp ứng phó sự cố hóa chất đã được cơ quan chức năng xác nhận. Tuy nhiên, để các quy định về an toàn cháy nổ, rò rỉ hóa chất được thực thi nghiêm túc thì rất cần phải có chế tài mạnh nhằm xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, ông Hà khẳng định.
Theo Ðiều 18, Nghị định 90/2009/NÐ-CP của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất, mức xử phạt cho hành vi vi phạm quy định về xây dựng Biện pháp phòng ngừa, Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất ở mức cao nhất mới chỉ là 40 triệu đồng. Trên thực tế, mức xử phạt này vẫn còn nhẹ và chưa có tính răn đe đối với các hành vi thiếu trách nhiệm dẫn tới cháy nổ, rò rỉ hóa chất, gây ra các thiệt hại lớn đối với sức khỏe, tính mạng người dân cũng như môi trường xung quanh. Bộ Công Thương đang chủ trì soạn thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hoá chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp dự kiến mức phạt sẽ cao hơn, ông Hà cho biết.
Hiện Cục Hóa chất, Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công thương đang hợp tác chặt chẽ với các cơ quan liên quan, nhất là Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn để sớm xây dựng Chương trình quốc gia về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và an toàn hóa chất trình Thủ tướng phê duyệt, nhằm tạo cơ chế phối hợp, hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan chức năng liên quan khi có sự cố hóa chất nghiêm trọng xảy ra.
Bên cạnh đó, Chương trình cũng sẽ giúp trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cần thiết để ứng phó với sự cố hóa chất độc hại xảy ra trên phạm vi cả nước, thống nhất đầu mối quản lý, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng trong sản xuất kinh doanh, sử dụng hóa chất cũng như trong phòng ngừa, ứng phó với sự cố hóa chất.
Dự kiến, trong tháng 4 tới đây, Bộ Công Thương sẽ ban hành Thông tư Quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp để hướng dẫn Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp, cá nhân liên quan xây dựng được kế hoạch, biện pháp ứng phó, xử lý sự cố hóa chất hiệu quả nhất. Đây cũng sẽ là Thông tư đang được dư luận đặc biệt quan tâm bởi nó ảnh hưởng tới sự an toàn của cả cộng đồng và môi trường./.
“Lỗ hổng” nhận thức và quản lý
Chuyên chở axit trên tàu hỏa chở hàng nhưng thùng phuy đựng axit lại hở nắp van khiến hóa chất độc hại rò rỉ ra môi trường tại huyện Duy Xuyên, Quảng Nam; nhiều người dân khó thở, cay mắt còn giao thông tắc nghẽn nhiều giờ trên cầu vượt Tân Thới Hiệp-Thành phố Hồ Chí Minh do xe tải chở đầy hóa chất và phụ liệu ngành sơn bốc cháy ngùn ngụt kèm khói đen lan tỏa cả vùng.
Đây chỉ là hai vụ điển hình trong vô số các vụ cháy nổ, rò rỉ hóa chất gây ra những tác hại không thể đo đếm, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân và môi trường xung quanh.
Chỉ thị số 03/CT-TTg mới đây của Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định: Do công tác quản lý hóa chất ở các cấp, các ngành, các địa phương chưa được quan tâm đúng mức nên hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất ngày càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng phân bón, hóa chất thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất tiêu dùng và vật liệu nổ luôn kèm theo nguy cơ xảy ra các sự cố đe dọa đến sức khỏe, tính mạng con người, an ninh xã hội và môi trường.
Thực tế cho thấy, trong vụ nổ ngày 28/2/2013 tại khu vực nhà chờ Bến xe Cần Thơ, chỉ vì hai hành khách thiếu hiểu biết về an toàn hóa chất, an toàn cháy nổ đã mua và đựng các loại hóa chất dễ gây cháy nổ (KClO3, bột than hoạt tính, lưu huỳnh, keo dán sắt) vào chung một túi ni lông khiến các hóa chất này tương tác với nhau gây cháy nổ và làm 3 người bị thương.
Tình trạng lơ là, mất cảnh giác với cháy nổ hóa chất còn thấy rất rõ ở cả các doanh nghiệp sản xuất đặc thù hàng ngày, hàng giờ phải sống chung với hóa chất độc hại. Hai vụ nổ hóa chất MEKP (Methyl ethyl ketone peroxide) nghiêm trọng xảy ra liên tiếp cách nhau chưa đầy một tháng tại Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng hồi giữa năm 2010 đã khiến 2 công nhân người nước ngoài và 2 công nhân Việt Nam, 5 người khác bị thương là một ví dụ rõ nét về tình trạng mất an toàn trong sử dụng hóa chất. Tương tự như vậy, do sơ xuất trong lúc lắp đặt hệ thống máng cào tại đường lò xây dựng cơ bản khu Nam Khe Tam, phường Quang Hanh thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 86 (Tổng Công ty Đông Bắc), vụ nổ khí metan đã xảy ra vào ngày 2/7/2012 làm 4 công nhân tử vong tại chỗ.
Số liệu thống kê của Cục Hóa chất, Bộ Công Thương cho thấy, từ năm 1999 đến nay, trên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra 5 vụ vụ nổ khí metan (CH4), làm 53 người bị thiệt mạng.
Tại Chỉ thị 03 mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cộng đồng trong phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; đặc biệt là việc quản lý an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất.
Thủ tướng cũng chỉ thị Bộ Công thương tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, rà soát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất đối với các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân; tăng cường kiểm tra kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của các cơ sở hoạt động hóa chất nguy hiểm; đồng thời, xây dựng Chương trình quốc gia về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hóa chất; các Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố phải khẩn trương xây dựng kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất và đặc tính của hóa chất.
Tuy nhiên, gần hai tuần trôi qua kể từ khi Chỉ thị được ban hành, hầu hết các doanh nghiệp, tỉnh, thành vẫn rất lúng túng trong việc triển khai Chỉ thị, nhất là trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, Cục trưởng Cục Hóa chất Bộ Công Thương Phùng Hà cho biết.
“Làm chuồng trước khi mất bò”
Đó là lý do mà Cục Hóa chất, Bộ Công Thương đang phải phối hợp với các đơn vị liên quan để cụ thể hóa,̀ đưa các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn cháy nổ, rò rỉ hóa chất đã có đi vào cuộc sống. Cục trưởng Phùng Hà cho biết, Thông tư “Quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp” của Bộ Công thương sẽ ban hành trong một vài tuần tới đây được xây dựng bao quát tất cả các hoạt động liên quan đến các khâu từ sản xuất, kinh doanh, lưu thông đến sử dụng hóa chất…Đặc biệt là các dự án đầu tư và cơ sở sản xuất, cất giữ và sử dụng hóa chất nguy hiểm với khối lượng tồn trữ lớn hóa chất lớn.
Theo đó, sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan xác nhận biện pháp phòng ngừa, ứng phó cho các dự án và cơ sở hóa chất trên địa bàn. Tuy nhiên, cơ quan chức năng sẽ kiểm tra thực tế tại dự án, cơ sở hóa chất để xem xét, đánh giá và xác nhận biện pháp.
Để đảm bảo an toàn cho chính mình, bản thân các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất trong hoạt động phải triệt để tuân thủ các nội dung trong biện pháp ứng phó sự cố hóa chất đã được cơ quan chức năng xác nhận. Tuy nhiên, để các quy định về an toàn cháy nổ, rò rỉ hóa chất được thực thi nghiêm túc thì rất cần phải có chế tài mạnh nhằm xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, ông Hà khẳng định.
Theo Ðiều 18, Nghị định 90/2009/NÐ-CP của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất, mức xử phạt cho hành vi vi phạm quy định về xây dựng Biện pháp phòng ngừa, Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất ở mức cao nhất mới chỉ là 40 triệu đồng. Trên thực tế, mức xử phạt này vẫn còn nhẹ và chưa có tính răn đe đối với các hành vi thiếu trách nhiệm dẫn tới cháy nổ, rò rỉ hóa chất, gây ra các thiệt hại lớn đối với sức khỏe, tính mạng người dân cũng như môi trường xung quanh. Bộ Công Thương đang chủ trì soạn thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hoá chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp dự kiến mức phạt sẽ cao hơn, ông Hà cho biết.
Hiện Cục Hóa chất, Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công thương đang hợp tác chặt chẽ với các cơ quan liên quan, nhất là Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn để sớm xây dựng Chương trình quốc gia về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và an toàn hóa chất trình Thủ tướng phê duyệt, nhằm tạo cơ chế phối hợp, hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan chức năng liên quan khi có sự cố hóa chất nghiêm trọng xảy ra.
Bên cạnh đó, Chương trình cũng sẽ giúp trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cần thiết để ứng phó với sự cố hóa chất độc hại xảy ra trên phạm vi cả nước, thống nhất đầu mối quản lý, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng trong sản xuất kinh doanh, sử dụng hóa chất cũng như trong phòng ngừa, ứng phó với sự cố hóa chất.
Dự kiến, trong tháng 4 tới đây, Bộ Công Thương sẽ ban hành Thông tư Quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp để hướng dẫn Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp, cá nhân liên quan xây dựng được kế hoạch, biện pháp ứng phó, xử lý sự cố hóa chất hiệu quả nhất. Đây cũng sẽ là Thông tư đang được dư luận đặc biệt quan tâm bởi nó ảnh hưởng tới sự an toàn của cả cộng đồng và môi trường./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)