Mặc dù Chế Lan Viên đã giã biệt cõi đời hơn hai mươi năm nhưng đến nay thơ ông vẫn còn nóng hổi trong đời sống văn học Việt Nam.
Để tưởng nhớ đến thi sĩ được đánh giá là tài hoa và độc đáo bậc nhất của văn học Việt Nam thế kỷ XX, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 90 ngày sinh của Người vào sáng 19/11 trong một bầu không khí ấm áp.
Thi sĩ tài hoa
Nhắc đến nhà thơ Chế Lan viên, nhà văn Lê Thành Nghị, Chủ tịch Hội đồng lý luận, Hội Nhà văn Việt Nam đã thốt lên rằng: “Từ thuở viết ‘Điêu tàn’ cho đến những tập cuối cùng của ‘Di cảo’, Chế Lan Viên đã làm cho người đọc đi từ kinh ngạc này đến kinh ngạc khác. Sức sáng tạo của Chế Lan Viên có thể nói là phi thường và dấu ấn thơ ông để lại trong đời sống tinh thần thời đại mà ông sống quả là hết sức sâu sắc.”
Có thể nói rằng, đến Chế Lan Viên, thơ Việt Nam đã phát lộ hết chiều kích, trở nên sang trọng với những vẻ đẹp hiện đại.
Bà Đặng Anh Đào (con gái của Giáo sư Đặng Thai Mai), người chuyên nghiên cứu về văn học phương Tây đã nhận xét về thơ Chế Lan Viên: Chế Lan Viên chịu ảnh hưởng của văn học Pháp. Ông đọc tác phẩm trực tiếp bằng tiếng Pháp nhiều nên có sự tiếp nhận trong máu thịt chứ không phải là sự vận dụng. Trong thơ Chế Lan Viên có hướng về ngoại lai, mơ về những xứ Chàm, tiếng ma hời khóc than. Nhưng đó vẫn là một sắc màu của quê hương Chế lan Viên.
Sau này, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông có những bài thơ bốn chữ không thể quên được. Ví như, bài nói về tấm ảnh liệt sĩ trên bàn thờ của một bà mẹ Việt Nam có những câu rất tài tình: “Mười năm ảnh giỗ phai màu thuốc/ Đôi mắt còn thiêu sạch trại đồn.”
Đi vào những đề tài tưởng chừng rất “xương” như những vấn đề chính trị, xã hội nhưng Chế Lan Viên vẫn mang được cái duyên dáng cho thơ.
Còn, theo cách nói của Giáo sư Hà Minh Đức, với tập thơ “Hoa ngày thường,” “Chim báo bão,” tư duy thơ của Chế Lan Viên phát triển năng động và tài hoa qua nhiều lĩnh vực.
Nhà thơ không nhìn đời thuận chiều đến đơn điệu mà nhạy cảm phát hiện ra những mặt đối lập trong cuộc sống qua mỗi sự kiện chính trị, xã hội, hay trong chính tư tưởng nhận thức của con người…
Từ nhiều nguồn mạch đổ về, đặc biệt sự giàu có của suy tưởng, liên tưởng, tưởng tượng cùng với vốn hiểu biết nhiều trải nghiệm nên thơ Chế Lan Viên luôn tạo cho người đọc thỏa mãn với đầy đủ ý thơ và cảm xúc thơ.
Tư duy triết luận kết hợp với tư duy chính luận tạo nên sự sắc sảo, mạnh mẽ của ngòi bút Chế Lan Viên. Trong thơ ông có những tứ thơ sâu sắc kết đọng tình nghĩa với Đảng, với quê hương, mang cảm hứng hào hùng về Tổ quốc có không khí “Xuân bốn bề tình ái lại đưa thoi.”
Cũng bởi thơ Chế Lan Viên trí tuệ, súc tích về ý tưởng, tư duy cộng với nghệ thuật thi ca điêu luyện đã giúp thi sĩ làm được điều khó là đưa thơ ra nước ngoài thành công.
“Nóng nảy và ân tình”
Nhà văn Phan Quang là người đồng hương và thân thiết với Chế Lan Viên kể rằng, ông biết Chế Lan Viên từ lúc ông hai mươi tuổi. Chế Lan Viên là người trung trực, sự trung trực mang tính nghệ sĩ, đôi khi thẳng thắn thái quá. Ông là người “ra đường thấy cảnh bất bình chẳng tha” nên thấy gì không đúng là hay cãi khiến nhiều người yêu và cũng nhiều người không ưa ông.
Bên cạnh đó, Chế Lan Viên còn được những thân hữu nhận xét là rất ân tình. Ngay cả những buồn đau của ông cũng có tính nghệ sĩ nên ông dễ rơi nước mắt.
Đặc điểm tính cách của Chế Lan Viên có vẻ như mâu thuẫn, mãi về sau khi ông nằm xuống mọi người mới hiểu và đánh giá đúng về con người cũng như thơ của ông.
Nhà thơ Ngô Văn Phú, một người đàn em được Chế Lan Viên dìu dắt và đã có khoảng thời gian được làm việc cùng ông ở tuần báo Văn học (nay là báo Văn nghệ) xúc động ôn lại ôn lại những kỷ niệm xưa.
Nhà thơ Ngô Văn Phú kể rằng, ông gặp Chế Lan Viên trong một hoàn cảnh rất đặc biệt. Lúc đó vào khoảng năm 1967-1968, Chế Lan Viên ở 51 Trần Hưng Đạo, chỗ tuần báo Văn học. Ông Phú khi ấy vừa ra trường về làm ở tổ lý luận của báo. Chế Lan Viên lúc đó vừa rất “ghê gớm” lại vừa vui. Thấy Ngô Văn Phú, Chế Lan Viên liền giơ tay vái vái: “Xin chào sĩ phu Bắc Hà”.
“Mình vừa mới ở trường ra còn ‘non choẹt’ mà ông gọi là sĩ phu Bắc Hà thì không biết có phải ông đang giễu mình hay không,” nhà thơ Ngô Văn Phú nhớ lại.
Theo ông Phú, Chế Lan Viên là người kỹ tính và cẩn thận lắm. Kể cả người lớn hơn ông mà làm ẩu thì ông cũng mắng ngay. Nhưng ông chả có bụng dạ gì, mắng xong là thôi.
Kỷ niêm xúc động nhất với Chế Lan Viên khiến ông Phú không bao giờ quên được là thời điểm Chế Lan Viên mang bệnh trọng lúc cuối đời. Khi ấy, Chế Lan Viên chuyển về nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông bị xuất huyết não đã mê man, không tỉnh được. Nhà thơ Ngô Văn Phú cùng một người của báo văn học đi vào thăm ông.
“Lúc tôi tới, thật bất ngờ Chế Lan Viên tỉnh và hỏi tôi: ‘Phú đấy à, vào lâu chưa?’ Lúc ấy chúng tôi mừng lắm. Bà Thường vợ ông bảo rằng, bình thường ông không tỉnh vậy mà Ngô Văn Phú vào ông lại tỉnh,” nhà thơ Ngô Văn Phú nói trong niềm xúc động...
Đến với Lễ kỷ niệm 90 năm ngày sinh của nhà thơ Chế Lan Viên, còn nhiều nữa những con người đã từng có thời gian gắn bó với thi sĩ. Họ muốn kể nhiều hơn những kỷ niệm của họ với thi sĩ Chàm. Nhà văn Phan Quang đã mượn hai câu thơ của nhà thơ Pháp để bày tỏ nỗi lòng với Chế Lan Viên: “Tôi có quá nhiều kỷ niệm/ Như thế đã sống cả ngàn năm.”/.
Để tưởng nhớ đến thi sĩ được đánh giá là tài hoa và độc đáo bậc nhất của văn học Việt Nam thế kỷ XX, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 90 ngày sinh của Người vào sáng 19/11 trong một bầu không khí ấm áp.
Thi sĩ tài hoa
Nhắc đến nhà thơ Chế Lan viên, nhà văn Lê Thành Nghị, Chủ tịch Hội đồng lý luận, Hội Nhà văn Việt Nam đã thốt lên rằng: “Từ thuở viết ‘Điêu tàn’ cho đến những tập cuối cùng của ‘Di cảo’, Chế Lan Viên đã làm cho người đọc đi từ kinh ngạc này đến kinh ngạc khác. Sức sáng tạo của Chế Lan Viên có thể nói là phi thường và dấu ấn thơ ông để lại trong đời sống tinh thần thời đại mà ông sống quả là hết sức sâu sắc.”
Có thể nói rằng, đến Chế Lan Viên, thơ Việt Nam đã phát lộ hết chiều kích, trở nên sang trọng với những vẻ đẹp hiện đại.
Bà Đặng Anh Đào (con gái của Giáo sư Đặng Thai Mai), người chuyên nghiên cứu về văn học phương Tây đã nhận xét về thơ Chế Lan Viên: Chế Lan Viên chịu ảnh hưởng của văn học Pháp. Ông đọc tác phẩm trực tiếp bằng tiếng Pháp nhiều nên có sự tiếp nhận trong máu thịt chứ không phải là sự vận dụng. Trong thơ Chế Lan Viên có hướng về ngoại lai, mơ về những xứ Chàm, tiếng ma hời khóc than. Nhưng đó vẫn là một sắc màu của quê hương Chế lan Viên.
Sau này, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông có những bài thơ bốn chữ không thể quên được. Ví như, bài nói về tấm ảnh liệt sĩ trên bàn thờ của một bà mẹ Việt Nam có những câu rất tài tình: “Mười năm ảnh giỗ phai màu thuốc/ Đôi mắt còn thiêu sạch trại đồn.”
Đi vào những đề tài tưởng chừng rất “xương” như những vấn đề chính trị, xã hội nhưng Chế Lan Viên vẫn mang được cái duyên dáng cho thơ.
Còn, theo cách nói của Giáo sư Hà Minh Đức, với tập thơ “Hoa ngày thường,” “Chim báo bão,” tư duy thơ của Chế Lan Viên phát triển năng động và tài hoa qua nhiều lĩnh vực.
Nhà thơ không nhìn đời thuận chiều đến đơn điệu mà nhạy cảm phát hiện ra những mặt đối lập trong cuộc sống qua mỗi sự kiện chính trị, xã hội, hay trong chính tư tưởng nhận thức của con người…
Từ nhiều nguồn mạch đổ về, đặc biệt sự giàu có của suy tưởng, liên tưởng, tưởng tượng cùng với vốn hiểu biết nhiều trải nghiệm nên thơ Chế Lan Viên luôn tạo cho người đọc thỏa mãn với đầy đủ ý thơ và cảm xúc thơ.
Tư duy triết luận kết hợp với tư duy chính luận tạo nên sự sắc sảo, mạnh mẽ của ngòi bút Chế Lan Viên. Trong thơ ông có những tứ thơ sâu sắc kết đọng tình nghĩa với Đảng, với quê hương, mang cảm hứng hào hùng về Tổ quốc có không khí “Xuân bốn bề tình ái lại đưa thoi.”
Cũng bởi thơ Chế Lan Viên trí tuệ, súc tích về ý tưởng, tư duy cộng với nghệ thuật thi ca điêu luyện đã giúp thi sĩ làm được điều khó là đưa thơ ra nước ngoài thành công.
“Nóng nảy và ân tình”
Nhà văn Phan Quang là người đồng hương và thân thiết với Chế Lan Viên kể rằng, ông biết Chế Lan Viên từ lúc ông hai mươi tuổi. Chế Lan Viên là người trung trực, sự trung trực mang tính nghệ sĩ, đôi khi thẳng thắn thái quá. Ông là người “ra đường thấy cảnh bất bình chẳng tha” nên thấy gì không đúng là hay cãi khiến nhiều người yêu và cũng nhiều người không ưa ông.
Bên cạnh đó, Chế Lan Viên còn được những thân hữu nhận xét là rất ân tình. Ngay cả những buồn đau của ông cũng có tính nghệ sĩ nên ông dễ rơi nước mắt.
Đặc điểm tính cách của Chế Lan Viên có vẻ như mâu thuẫn, mãi về sau khi ông nằm xuống mọi người mới hiểu và đánh giá đúng về con người cũng như thơ của ông.
Nhà thơ Ngô Văn Phú, một người đàn em được Chế Lan Viên dìu dắt và đã có khoảng thời gian được làm việc cùng ông ở tuần báo Văn học (nay là báo Văn nghệ) xúc động ôn lại ôn lại những kỷ niệm xưa.
Nhà thơ Ngô Văn Phú kể rằng, ông gặp Chế Lan Viên trong một hoàn cảnh rất đặc biệt. Lúc đó vào khoảng năm 1967-1968, Chế Lan Viên ở 51 Trần Hưng Đạo, chỗ tuần báo Văn học. Ông Phú khi ấy vừa ra trường về làm ở tổ lý luận của báo. Chế Lan Viên lúc đó vừa rất “ghê gớm” lại vừa vui. Thấy Ngô Văn Phú, Chế Lan Viên liền giơ tay vái vái: “Xin chào sĩ phu Bắc Hà”.
“Mình vừa mới ở trường ra còn ‘non choẹt’ mà ông gọi là sĩ phu Bắc Hà thì không biết có phải ông đang giễu mình hay không,” nhà thơ Ngô Văn Phú nhớ lại.
Theo ông Phú, Chế Lan Viên là người kỹ tính và cẩn thận lắm. Kể cả người lớn hơn ông mà làm ẩu thì ông cũng mắng ngay. Nhưng ông chả có bụng dạ gì, mắng xong là thôi.
Kỷ niêm xúc động nhất với Chế Lan Viên khiến ông Phú không bao giờ quên được là thời điểm Chế Lan Viên mang bệnh trọng lúc cuối đời. Khi ấy, Chế Lan Viên chuyển về nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông bị xuất huyết não đã mê man, không tỉnh được. Nhà thơ Ngô Văn Phú cùng một người của báo văn học đi vào thăm ông.
“Lúc tôi tới, thật bất ngờ Chế Lan Viên tỉnh và hỏi tôi: ‘Phú đấy à, vào lâu chưa?’ Lúc ấy chúng tôi mừng lắm. Bà Thường vợ ông bảo rằng, bình thường ông không tỉnh vậy mà Ngô Văn Phú vào ông lại tỉnh,” nhà thơ Ngô Văn Phú nói trong niềm xúc động...
Đến với Lễ kỷ niệm 90 năm ngày sinh của nhà thơ Chế Lan Viên, còn nhiều nữa những con người đã từng có thời gian gắn bó với thi sĩ. Họ muốn kể nhiều hơn những kỷ niệm của họ với thi sĩ Chàm. Nhà văn Phan Quang đã mượn hai câu thơ của nhà thơ Pháp để bày tỏ nỗi lòng với Chế Lan Viên: “Tôi có quá nhiều kỷ niệm/ Như thế đã sống cả ngàn năm.”/.
Thiên Linh (Vietnam+)