Một số quốc gia ủng hộ chương trình máy bay chiến đấu F-35 mới của Mỹ đã quyết định hủy đơn đặt hàng, giảm khoản đầu tư do lo lắng về chi phí tăng cao và những trì hoãn kéo dài lên quan tới chương trình này.
Mỹ quảng bá chiếc máy bay chiến đấu liên hợp (JSF) F-35 là một kỳ quan công nghệ, có khả năng bay lọt qua lưới rađa của kẻ thù và cho phép quân đội đồng minh có thể chiến đấu bên cạnh các máy bay Mỹ.
Các lãnh đạo F-35 đánh giá trong những thập kỷ tới đây "JSF sẽ trở thành một trụ cột cho các hoạt động liên quân tương lai và sẽ giúp hàn gắn khoảng cách về năng lực rất quan trọng giữa các nước đồng minh, giúp tăng cường sức mạnh cả liên minh."
Chương trình F-35 được triển khai hồi năm 2001, với sự tham gia của tám nước, nhằm giúp giảm chi phí nghiên cứu chế tạo và đảm bảo thị trường xuất khẩu rộng lớn. Nhưng kể từ đó, F-35 đã nhiều lần lao vào các luồng gió chính trị dữ dội.
Chương trình, được ca ngợi là xương sống trong tương lai của không lực Mỹ, vốn được kỳ vọng sẽ tiết kiệm hơn các chương trình vũ khí trước đó.
Tuy nhiên một loạt trở ngại kỹ thuật đã gây trì hoãn trong hoạt động sản xuất, đẩy giá thành lên cao. Chi phí của chương trình tăng vọt trong bối cảnh các chính phủ trên khắp thế giới phải cắt giảm ngân sách lớn và triển khai các biện pháp thắt lưng buộc bụng.
Hồi tháng Hai năm nay, Italy đã giảm số lượng máy bay F-35 mà nước này định mua từ 131 xuống còn 90 chiếc, khi phe đối lập hô khẩu hiệu "chiếc máy bay này tốn tiền tương đương với việc chi trả cho 183 trung tâm chăm sóc 18.210 đứa trẻ."
Tại Hà Lan, Quốc hội đã thông qua một quyết định hồi tháng Ba vừa qua, yêu cầu chính phủ không đặt mua thêm F-35 ngoài hai chiếc đã có.
Một kế hoạch ban đầu mua 138 chiếc F-35 ở Anh cũng đã bị hủy bỏ và người ta vẫn chưa thống nhất sẽ mua cụ thể bao nhiêu chiếc.
London nói rằng họ sẽ mua một phiên bản cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, chiếc F-35B, thay vì loại F-35 C thông thường, do chi phí tăng quá cao và những trì hoãn khó chấp nhận liên quan tới chiếc máy bay này.
Từ Canberra tới Copenhagen và Oslo, các kết quả bay thử nghiệm và chi phí tăng cao của F-35 đang bị người ta săm soi kỹ lưỡng và gây nên những cuộc khủng hoảng chính trị.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Naoki Tanaka từng tuyên bố rằng nếu chương trình không bàn giao máy bay đúng hẹn, Tokyo không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hủy hợp đồng và mua máy bay khác.
Nhật Bản và Israel không phải đối tác sản xuất F-35, nhưng đã đặt bút ký hợp đồng mua loại máy bay này.
F-35 còn gây chỉ trích kịch liệt từ Canada, nơi cơ quan kiểm toán cáo buộc chính quyền đã cung cấp thông tin sai lạc cho Quốc hội, nhằm che đậy chi phí thực của chiếc máy bay.
Trong khi chính quyền nói rằng chương trình F-35 chỉ khiến Canada bỏ ra chừng 9 tỷ USD, cơ quan kiểm toán nói rằng mức giá thực gần với con số 25 tỷ USD hơn.
Đáp lại thông tin của kiểm toán, chính quyền Ottawa đã đóng băng ngân sách mua F-35 ở mức 9 tỷ USD và cam kết sẽ tăng cường giám sát dự án.
Na Uy và một số nước khác cũng trì hoãn việc mua F-35, bởi họ không rõ hoạt động quốc phòng của mình liệu có cần tới chiếc máy bay phức tạp như vậy.
Trong khi đó, giới chức Mỹ ít vấp phải sức ép chính trị hơn nhiều các đồng nghiệp của họ ở nước ngoài. Họ bày tỏ hy vọng sẽ tránh được kịch bản xấu nhất, khi các đối tác rút khỏi dự án sản xuất và khiến chi phí tăng cao hơn.
Tuy nhiên giới phân tích nói rằng việc này sẽ phụ thuộc vào khả năng hoạt động của chiếc máy bay và liệu công nghệ của nó có đúng như người ta đã quảng bá hay không.
Nhà phân tích Richard Aboulafia, một chuyên gia hàng không của tổ chức Teal Group, cho rằng trong bối cảnh các nước vẫn đặt cược vào F-35, tương lai thương mại hóa của chiếc máy bay này vẫn là câu hỏi ngỏ.
Ông nói rằng sau hơn một thập kỷ, khách hàng vững chắc nhất mà Mỹ có được vẫn chỉ là Nhật Bản. Ngoài ra, chương trình mới chỉ sản xuất được từ 20-25 máy bay thử nghiệm cho các nước có liên quan.
"Nói một cách khác, chương trình này vẫn nằm ở mức độ tiềm năng," ông nói và đánh giá mọi chuyện sẽ phụ thuộc nhiều vào mức giá cùng khả năng của F-35.
Ông Richard Aboulafia cũng tuyên bố: "Nếu đúng như quảng bá, chiếc máy bay này sẽ bán được."/.
Mỹ quảng bá chiếc máy bay chiến đấu liên hợp (JSF) F-35 là một kỳ quan công nghệ, có khả năng bay lọt qua lưới rađa của kẻ thù và cho phép quân đội đồng minh có thể chiến đấu bên cạnh các máy bay Mỹ.
Các lãnh đạo F-35 đánh giá trong những thập kỷ tới đây "JSF sẽ trở thành một trụ cột cho các hoạt động liên quân tương lai và sẽ giúp hàn gắn khoảng cách về năng lực rất quan trọng giữa các nước đồng minh, giúp tăng cường sức mạnh cả liên minh."
Chương trình F-35 được triển khai hồi năm 2001, với sự tham gia của tám nước, nhằm giúp giảm chi phí nghiên cứu chế tạo và đảm bảo thị trường xuất khẩu rộng lớn. Nhưng kể từ đó, F-35 đã nhiều lần lao vào các luồng gió chính trị dữ dội.
Chương trình, được ca ngợi là xương sống trong tương lai của không lực Mỹ, vốn được kỳ vọng sẽ tiết kiệm hơn các chương trình vũ khí trước đó.
Tuy nhiên một loạt trở ngại kỹ thuật đã gây trì hoãn trong hoạt động sản xuất, đẩy giá thành lên cao. Chi phí của chương trình tăng vọt trong bối cảnh các chính phủ trên khắp thế giới phải cắt giảm ngân sách lớn và triển khai các biện pháp thắt lưng buộc bụng.
Hồi tháng Hai năm nay, Italy đã giảm số lượng máy bay F-35 mà nước này định mua từ 131 xuống còn 90 chiếc, khi phe đối lập hô khẩu hiệu "chiếc máy bay này tốn tiền tương đương với việc chi trả cho 183 trung tâm chăm sóc 18.210 đứa trẻ."
Tại Hà Lan, Quốc hội đã thông qua một quyết định hồi tháng Ba vừa qua, yêu cầu chính phủ không đặt mua thêm F-35 ngoài hai chiếc đã có.
Một kế hoạch ban đầu mua 138 chiếc F-35 ở Anh cũng đã bị hủy bỏ và người ta vẫn chưa thống nhất sẽ mua cụ thể bao nhiêu chiếc.
London nói rằng họ sẽ mua một phiên bản cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, chiếc F-35B, thay vì loại F-35 C thông thường, do chi phí tăng quá cao và những trì hoãn khó chấp nhận liên quan tới chiếc máy bay này.
Từ Canberra tới Copenhagen và Oslo, các kết quả bay thử nghiệm và chi phí tăng cao của F-35 đang bị người ta săm soi kỹ lưỡng và gây nên những cuộc khủng hoảng chính trị.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Naoki Tanaka từng tuyên bố rằng nếu chương trình không bàn giao máy bay đúng hẹn, Tokyo không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hủy hợp đồng và mua máy bay khác.
Nhật Bản và Israel không phải đối tác sản xuất F-35, nhưng đã đặt bút ký hợp đồng mua loại máy bay này.
F-35 còn gây chỉ trích kịch liệt từ Canada, nơi cơ quan kiểm toán cáo buộc chính quyền đã cung cấp thông tin sai lạc cho Quốc hội, nhằm che đậy chi phí thực của chiếc máy bay.
Trong khi chính quyền nói rằng chương trình F-35 chỉ khiến Canada bỏ ra chừng 9 tỷ USD, cơ quan kiểm toán nói rằng mức giá thực gần với con số 25 tỷ USD hơn.
Đáp lại thông tin của kiểm toán, chính quyền Ottawa đã đóng băng ngân sách mua F-35 ở mức 9 tỷ USD và cam kết sẽ tăng cường giám sát dự án.
Na Uy và một số nước khác cũng trì hoãn việc mua F-35, bởi họ không rõ hoạt động quốc phòng của mình liệu có cần tới chiếc máy bay phức tạp như vậy.
Trong khi đó, giới chức Mỹ ít vấp phải sức ép chính trị hơn nhiều các đồng nghiệp của họ ở nước ngoài. Họ bày tỏ hy vọng sẽ tránh được kịch bản xấu nhất, khi các đối tác rút khỏi dự án sản xuất và khiến chi phí tăng cao hơn.
Tuy nhiên giới phân tích nói rằng việc này sẽ phụ thuộc vào khả năng hoạt động của chiếc máy bay và liệu công nghệ của nó có đúng như người ta đã quảng bá hay không.
Nhà phân tích Richard Aboulafia, một chuyên gia hàng không của tổ chức Teal Group, cho rằng trong bối cảnh các nước vẫn đặt cược vào F-35, tương lai thương mại hóa của chiếc máy bay này vẫn là câu hỏi ngỏ.
Ông nói rằng sau hơn một thập kỷ, khách hàng vững chắc nhất mà Mỹ có được vẫn chỉ là Nhật Bản. Ngoài ra, chương trình mới chỉ sản xuất được từ 20-25 máy bay thử nghiệm cho các nước có liên quan.
"Nói một cách khác, chương trình này vẫn nằm ở mức độ tiềm năng," ông nói và đánh giá mọi chuyện sẽ phụ thuộc nhiều vào mức giá cùng khả năng của F-35.
Ông Richard Aboulafia cũng tuyên bố: "Nếu đúng như quảng bá, chiếc máy bay này sẽ bán được."/.
Linh Vũ (Vietnam+)