Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Thủ đô trong tháng đầu tiên năm 2012 tăng 0,96% so với tháng trước và tăng 16,24% so với cùng kỳ năm 2011.
Trong tháng này, ngoại trừ hai nhóm hàng là bưu chính viễn thông và giáo dục vẫn giữ nguyên so với tháng trước, toàn bộ 9 nhóm hàng còn lại đều có chỉ số giá tăng từ 0,14% đến 1,53%.
Dẫn đầu là nhóm hàng nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng với mức tăng 1,53%; tiếp đến là nhóm hàng may mặc, mũ nón, giày dép với mức tăng 1,47%. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với chỉ số giá tăng khá mạnh, tới 1,17% so với tháng trước.
Theo nhận xét của các chuyên gia kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội trong tháng này có mức tăng thấp so với các tháng giáp Tết âm lịch trong những năm gần đây.
Đáng chú ý, chỉ số này chịu ảnh hưởng rất nhiều từ giá cả của nhóm hàng thực phẩm - dù tới thời điểm này hàng hóa lương thực, thực phẩm cho Tết vẫn khá dồi dào, rất nhiều mặt hàng có giá ổn định hoặc tăng không mạnh như mọi năm.
Bên cạnh đó, do thời tiết Hà Nội rét đậm, rét hại kéo dài và nhu cầu mua sắm trong dịp trước Tết của người dân tăng mạnh nên đã kéo theo giá của một số mặt hàng may mặc như quần áo rét, quần áo thể thao... tăng lên, từ đó ảnh hưởng mạnh đến mức tăng của CPI tháng này.
Cũng theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, đến thời điểm áp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012, trên thị trường Hà Nội, sức mua đã tăng, giá cả cũng nhích lên theo quy luật nhưng chưa có biến động lớn, thực phẩm có loại tăng, có loại giảm nhẹ do lượng hàng hóa dồi dào cộng với sự bình ổn giá của thành phố.
Dù không tính vào CPI nhưng tháng 1, chỉ số giá vàng giảm 5,14% so tháng trước, song lại tăng tới 18,21% so với cùng kỳ năm 2011.
Trái lại, chỉ số giá đôla Mỹ tháng này lại tăng nhẹ ở mức 0,10% so với tháng trước, nhưng giảm 0,21% so với cùng kỳ năm ngoái./.
Trong tháng này, ngoại trừ hai nhóm hàng là bưu chính viễn thông và giáo dục vẫn giữ nguyên so với tháng trước, toàn bộ 9 nhóm hàng còn lại đều có chỉ số giá tăng từ 0,14% đến 1,53%.
Dẫn đầu là nhóm hàng nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng với mức tăng 1,53%; tiếp đến là nhóm hàng may mặc, mũ nón, giày dép với mức tăng 1,47%. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với chỉ số giá tăng khá mạnh, tới 1,17% so với tháng trước.
Theo nhận xét của các chuyên gia kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội trong tháng này có mức tăng thấp so với các tháng giáp Tết âm lịch trong những năm gần đây.
Đáng chú ý, chỉ số này chịu ảnh hưởng rất nhiều từ giá cả của nhóm hàng thực phẩm - dù tới thời điểm này hàng hóa lương thực, thực phẩm cho Tết vẫn khá dồi dào, rất nhiều mặt hàng có giá ổn định hoặc tăng không mạnh như mọi năm.
Bên cạnh đó, do thời tiết Hà Nội rét đậm, rét hại kéo dài và nhu cầu mua sắm trong dịp trước Tết của người dân tăng mạnh nên đã kéo theo giá của một số mặt hàng may mặc như quần áo rét, quần áo thể thao... tăng lên, từ đó ảnh hưởng mạnh đến mức tăng của CPI tháng này.
Cũng theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, đến thời điểm áp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012, trên thị trường Hà Nội, sức mua đã tăng, giá cả cũng nhích lên theo quy luật nhưng chưa có biến động lớn, thực phẩm có loại tăng, có loại giảm nhẹ do lượng hàng hóa dồi dào cộng với sự bình ổn giá của thành phố.
Dù không tính vào CPI nhưng tháng 1, chỉ số giá vàng giảm 5,14% so tháng trước, song lại tăng tới 18,21% so với cùng kỳ năm 2011.
Trái lại, chỉ số giá đôla Mỹ tháng này lại tăng nhẹ ở mức 0,10% so với tháng trước, nhưng giảm 0,21% so với cùng kỳ năm ngoái./.
Anh Tùng (TTXVN/Vietnam+)