Sáng 22/6, tại Hà Nội, tổ chức độc lập phi lợi nhuận trong ngành quản lý cung ứng Việt Nam (Vietnam Supply Chain) đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh chuỗi cung ứng 2012 nhằm chia sẻ kiến thức và hoạt động trong ngành cung ứng.
Hơn 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung ứng, phân phối, sản xuất, logistics, thu mua, kế hoạch vật tư và tài chính, trong đó, đáng chú ý có các ngành phân phối bán lẻ, kho vận, logistics, ôtô xe máy, điện tử, vật liệu xây dựng, da giày, dệt may, hóa chất, thực phẩm, đồ uống, năng lượng, dược phẩm, gỗ... tham dự hội nghị.
Chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nghiệp Việt, ông Jonathan Beard, Giám đốc Điều hành GHK (Hong Kong) cho rằng Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260km và nằm trong khu vực then chốt của giao thông đường biển quốc tế nhưng vẫn chưa trở thành một "quốc gia hàng hải." Hiện, hệ thống cảng biển miền Bắc vẫn còn quy mô nhỏ và không thể đáp ứng nhu cầu đang tăng trưởng mạnh tại miền Bắc và khu vực Tây Nam Trung Quốc.
Ông Jan Wilem Winkelhuijzen, Giám đốc chuỗi cung ứng của DHL Việt Nam cho rằng rất nhiều công ty đa quốc gia tham gia vào thị trường mới nổi như Việt Nam và họ nghĩ rằng họ có thể đi đường tắt tại đây bởi chi phí vận hành rẻ hơn rất nhiều so với các thị trường khác. Tuy nhiên, đó lại là một sai lầm lớn và kinh nghiệm cho thấy nếu doanh nghiệp đầu tư trước vào việc xây dựng quy trình và các giải pháp kèm theo thì họ sẽ có lợi cả trong ngắn và dài hạn.
Hội thảo đã tập trung thảo luận về việc làm thế nào quản lý chuỗi cung ứng có thể giúp doanh nghiệp cải thiện tình hình cạnh tranh của Việt Nam hiện nay với sự chú trọng đặc biệt đến các ngành công nghiệp phía Bắc và làm thế nào để doanh nghiệp Việt Nam có được lợi thế khi biết về chuỗi cung ứng, những công cụ và ứng dụng mà doanh nghiệp cần thực hiện để khẳng định thế mạnh trong những năm sắp tới.
Ngoài ra, các chuyên gia còn đề cập đến vấn đề kết nối nền kinh tế miền Bắc với các khu vực khác trong địa bàn Việt Nam và phía Bắc Trung Quốc, các chính sách kinh tế đầu tư nước ngoài cũng như những phương pháp để phát triển sản xuất và thương mại về lâu dài./.
Hơn 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung ứng, phân phối, sản xuất, logistics, thu mua, kế hoạch vật tư và tài chính, trong đó, đáng chú ý có các ngành phân phối bán lẻ, kho vận, logistics, ôtô xe máy, điện tử, vật liệu xây dựng, da giày, dệt may, hóa chất, thực phẩm, đồ uống, năng lượng, dược phẩm, gỗ... tham dự hội nghị.
Chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nghiệp Việt, ông Jonathan Beard, Giám đốc Điều hành GHK (Hong Kong) cho rằng Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260km và nằm trong khu vực then chốt của giao thông đường biển quốc tế nhưng vẫn chưa trở thành một "quốc gia hàng hải." Hiện, hệ thống cảng biển miền Bắc vẫn còn quy mô nhỏ và không thể đáp ứng nhu cầu đang tăng trưởng mạnh tại miền Bắc và khu vực Tây Nam Trung Quốc.
Ông Jan Wilem Winkelhuijzen, Giám đốc chuỗi cung ứng của DHL Việt Nam cho rằng rất nhiều công ty đa quốc gia tham gia vào thị trường mới nổi như Việt Nam và họ nghĩ rằng họ có thể đi đường tắt tại đây bởi chi phí vận hành rẻ hơn rất nhiều so với các thị trường khác. Tuy nhiên, đó lại là một sai lầm lớn và kinh nghiệm cho thấy nếu doanh nghiệp đầu tư trước vào việc xây dựng quy trình và các giải pháp kèm theo thì họ sẽ có lợi cả trong ngắn và dài hạn.
Hội thảo đã tập trung thảo luận về việc làm thế nào quản lý chuỗi cung ứng có thể giúp doanh nghiệp cải thiện tình hình cạnh tranh của Việt Nam hiện nay với sự chú trọng đặc biệt đến các ngành công nghiệp phía Bắc và làm thế nào để doanh nghiệp Việt Nam có được lợi thế khi biết về chuỗi cung ứng, những công cụ và ứng dụng mà doanh nghiệp cần thực hiện để khẳng định thế mạnh trong những năm sắp tới.
Ngoài ra, các chuyên gia còn đề cập đến vấn đề kết nối nền kinh tế miền Bắc với các khu vực khác trong địa bàn Việt Nam và phía Bắc Trung Quốc, các chính sách kinh tế đầu tư nước ngoài cũng như những phương pháp để phát triển sản xuất và thương mại về lâu dài./.
Uyên Hương (TTXVN)