Chính phủ Anh vừa lên tiếng ủng hộ Huawei Technologies tiếp tục đầu tư và kinh doanh ở nước này bất chấp mối quan ngại của Quốc hội về vai trò của tập đoàn công nghệ Trung Quốc này đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông ở "xứ sở sương mù".
Động thái này được đưa ra sau khi các Nghị sĩ quốc hội tiến hành điều tra mối quan hệ giữa Huawei Technologies và Tập đoàn viễn thông BT của Anh trong bối cảnh Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ vừa công bố kết quả điều tra cho thấy Huawei Technologies có thể tạo ra những nguy cơ đối với an ninh quốc gia Mỹ.
Tuy nhiên, Chính phủ Anh khẳng định chào đón sự hiện diện của Huawei Technologies ở nước này chỉ vài tuần sau khi người sáng lập của tập đoàn là ông Nhiệm Chính Phi có cuộc gặp với Thủ tướng David Cameron và tuyên bố tập đoàn này sẽ đầu tư 1,3 tỷ bảng (2 tỷ USD) nhằm mở rộng hoạt động ở thị trường Anh trong vòng năm năm tới, trong đó có dịch vụ băng thông rộng di động.
Dự án mở rộng đầu tư này cũng sẽ tạo ra 500 việc làm mới cho người lao động nước sở tại.
Một phát ngôn viên của Thủ tướng Anh cho biết đây chính là những việc làm mà nước này cần để tái cân bằng nền kinh tế và cạnh tranh trong cuộc đua toàn cầu.
Huawei Technologies - hãng sản xuất thiết bị mạng lớn thứ hai trên thế giới - đã trở thành nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn ở thị trường Anh từ năm 2004 sau khi ký thỏa thuận với BT.
Trong báo cáo điều tra công bố hồi tuần trước, Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ cho rằng Huawei Technologies và ZTE - một hãng viễn thông khác của Trung Quốc - ẩn chứa một mối đe dọa an ninh với Mỹ và cần bị cấm không được thực hiện các hợp đồng làm ăn và mua bán tại Mỹ.
[Mỹ: "Huawei không làm gián điệp cho Trung Quốc"]
Tuy nhiên, kết quả giám định an ninh của Chính phủ Mỹ không tìm thấy chứng cứ về việc hãng công nghệ Huawei là gián điệp của Trung Quốc.
Cả Huawei và ZTE cũng đã bác bỏ thông tin nói họ có quan hệ với chính phủ. Lãnh đạo cấp cao của 2 tập đoàn đã xuất hiện trong một phiên điều trần do ủy ban trên thực hiện vào tháng trước.
Họ nói rằng mình chỉ quan tâm tới việc làm ăn chứ không để ý tới các vấn đề chính trị./.
Động thái này được đưa ra sau khi các Nghị sĩ quốc hội tiến hành điều tra mối quan hệ giữa Huawei Technologies và Tập đoàn viễn thông BT của Anh trong bối cảnh Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ vừa công bố kết quả điều tra cho thấy Huawei Technologies có thể tạo ra những nguy cơ đối với an ninh quốc gia Mỹ.
Tuy nhiên, Chính phủ Anh khẳng định chào đón sự hiện diện của Huawei Technologies ở nước này chỉ vài tuần sau khi người sáng lập của tập đoàn là ông Nhiệm Chính Phi có cuộc gặp với Thủ tướng David Cameron và tuyên bố tập đoàn này sẽ đầu tư 1,3 tỷ bảng (2 tỷ USD) nhằm mở rộng hoạt động ở thị trường Anh trong vòng năm năm tới, trong đó có dịch vụ băng thông rộng di động.
Dự án mở rộng đầu tư này cũng sẽ tạo ra 500 việc làm mới cho người lao động nước sở tại.
Một phát ngôn viên của Thủ tướng Anh cho biết đây chính là những việc làm mà nước này cần để tái cân bằng nền kinh tế và cạnh tranh trong cuộc đua toàn cầu.
Huawei Technologies - hãng sản xuất thiết bị mạng lớn thứ hai trên thế giới - đã trở thành nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn ở thị trường Anh từ năm 2004 sau khi ký thỏa thuận với BT.
Trong báo cáo điều tra công bố hồi tuần trước, Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ cho rằng Huawei Technologies và ZTE - một hãng viễn thông khác của Trung Quốc - ẩn chứa một mối đe dọa an ninh với Mỹ và cần bị cấm không được thực hiện các hợp đồng làm ăn và mua bán tại Mỹ.
[Mỹ: "Huawei không làm gián điệp cho Trung Quốc"]
Tuy nhiên, kết quả giám định an ninh của Chính phủ Mỹ không tìm thấy chứng cứ về việc hãng công nghệ Huawei là gián điệp của Trung Quốc.
Cả Huawei và ZTE cũng đã bác bỏ thông tin nói họ có quan hệ với chính phủ. Lãnh đạo cấp cao của 2 tập đoàn đã xuất hiện trong một phiên điều trần do ủy ban trên thực hiện vào tháng trước.
Họ nói rằng mình chỉ quan tâm tới việc làm ăn chứ không để ý tới các vấn đề chính trị./.
Huy Hiệp/London (Vietnam+)