Theo phóng viên TTXVN tại Rome, chính phủ liên minh tả - hữu mong manh của Thủ tướng Italy Enrico Letta ngày 2/10 đã dễ dàng vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Thượng viện (321 ghế) với 235 phiếu thuận, 70 phiếu chống và 2 phiếu trắng.
Phải thừa nhận việc Chính phủ Letta vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm nói trên là nhờ sự thay đổi lập trường đột ngột của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi với việc ông này phát biểu tại Thượng viện ngay trước cuộc bỏ phiếu rằng đảng Nhân dân Tự do (PDL) của ông sẽ ủng hộ Chính phủ Letta.
Theo ông Berlusconi, sau khi lắng nghe bài phát biểu của Thủ tướng Letta tại Thượng viện theo đó cam kết cắt giảm thuế, thực hiện các cải cách về kinh tế và tư pháp, phe của ông đã quyết định quay lại ủng hộ chính phủ.
Với kết quả của cuộc bỏ phiếu tín nhiệm nói trên, Italy dường như đã tránh được một cuộc khủng hoảng chính phủ nghiêm trọng và nguy cơ phải tổ chức tổng tuyển cử sớm sau khi ông Berlusconi ngày 28/9 ra lệnh cho toàn bộ năm bộ trưởng thuộc phe trung hữu rút khỏi Nội các. Đơn từ chức của các bộ trưởng này đã không được Thủ tướng Letta chấp thuận.
Trước đó, trong bài phát biểu tại Thượng viện sáng 2/10, Thủ tướng Letta cho rằng nếu chính phủ ông không vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, đây sẽ là một “tai họa” cho Italy. Sự ổn định chính trị của Italy sẽ là điều “quan trọng sống còn” để nước này tiếp tục thực hiện những cải cách kinh tế nhằm vượt qua cuộc suy thoái kinh tế được cho là kéo dài nhất trong 20 năm qua.
Thủ tướng Letta nhấn mạnh rằng một cuộc tổng tuyển cử mới sẽ không giải quyết được những vấn đề của Italy do luật bầu cử hiện hành vốn đang có nhiều bất cập sẽ lại khiến quốc hội mới rơi vào tình cảnh bế tắc như trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 2/2013.
Thủ tướng Letta cũng lên tiếng bảo vệ những thành quả trong lĩnh vực kinh tế của chính phủ ông trong thời gian qua, đồng thời tái khẳng định cam kết sẽ giữ thâm hụt ngân sách của nước này ở dưới mức 3%, mức giới hạn của Liên minh châu Âu (EU), vào cuối năm 2013.
Hiện nền kinh tế Italy đang đối mặt với khá nhiều khó khăn. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý 2/2013 sụt giảm 0,3% so với quý trước và giảm 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là quý tăng trưởng âm thứ 8 liên tiếp.
Chính phủ Italy vừa đưa ra dự báo mới nhất rằng GDP của nước này sẽ sụt giảm 1,7% trong năm nay, cao hơn nhiều so với mức dự báo sụt giảm 1,3% được đưa ra hồi tháng 4/2013.
Về tình trạng thất nghiệp, số liệu từ Cơ quan Thống kê Quốc gia Italy (ISTAT) cho biết trong tháng 8/2013, tỷ lệ thất nghiệp tổng thể đang đứng ở mức cao 12,2% so với mức 12,1% của tháng 7/2013. Tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ độ tuổi từ 15-24, một vấn đề mà Chính phủ Italy đang ưu tiên giải quyết, đã lên mức 40,1%, cao hơn 0,4% so với tháng 7/2013.
Chính phủ Italy mới đây cũng cho biết mức thâm hụt ngân sách của nước này đang có xu hướng tăng tới 3,1% trong năm nay. Tuy nhiên, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Italy Fabrizio Saccomanni khẳng định thâm hụt ngân sách phải được điều chỉnh nhanh chóng nhằm duy trì ở mức không vượt quá ngưỡng 3% theo quy định của Liên minh Châu Âu (EU). Uỷ ban châu Âu (EC) từng cảnh báo sẽ không ngần ngại đưa Italy trở lại danh sách những nước bị “tuýt còi” nếu thâm hụt ngân sách của nước này lại vượt quá 3%.
Italy là một trong những nước có mức nợ công cao nhất châu Âu. Những dự báo mới đây nhất cho thấy nợ công của Italy trong năm nay có thể sẽ vượt quá 2.000 tỷ euro, chiếm 132,9% GDP, cao hơn nhiều so với mức 127% GDP của năm 2012, và dự kiến sẽ giảm nhẹ chút ít xuống còn 132,8% GDP trong năm 2014./.
Phải thừa nhận việc Chính phủ Letta vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm nói trên là nhờ sự thay đổi lập trường đột ngột của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi với việc ông này phát biểu tại Thượng viện ngay trước cuộc bỏ phiếu rằng đảng Nhân dân Tự do (PDL) của ông sẽ ủng hộ Chính phủ Letta.
Theo ông Berlusconi, sau khi lắng nghe bài phát biểu của Thủ tướng Letta tại Thượng viện theo đó cam kết cắt giảm thuế, thực hiện các cải cách về kinh tế và tư pháp, phe của ông đã quyết định quay lại ủng hộ chính phủ.
Với kết quả của cuộc bỏ phiếu tín nhiệm nói trên, Italy dường như đã tránh được một cuộc khủng hoảng chính phủ nghiêm trọng và nguy cơ phải tổ chức tổng tuyển cử sớm sau khi ông Berlusconi ngày 28/9 ra lệnh cho toàn bộ năm bộ trưởng thuộc phe trung hữu rút khỏi Nội các. Đơn từ chức của các bộ trưởng này đã không được Thủ tướng Letta chấp thuận.
Trước đó, trong bài phát biểu tại Thượng viện sáng 2/10, Thủ tướng Letta cho rằng nếu chính phủ ông không vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, đây sẽ là một “tai họa” cho Italy. Sự ổn định chính trị của Italy sẽ là điều “quan trọng sống còn” để nước này tiếp tục thực hiện những cải cách kinh tế nhằm vượt qua cuộc suy thoái kinh tế được cho là kéo dài nhất trong 20 năm qua.
Thủ tướng Letta nhấn mạnh rằng một cuộc tổng tuyển cử mới sẽ không giải quyết được những vấn đề của Italy do luật bầu cử hiện hành vốn đang có nhiều bất cập sẽ lại khiến quốc hội mới rơi vào tình cảnh bế tắc như trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 2/2013.
Thủ tướng Letta cũng lên tiếng bảo vệ những thành quả trong lĩnh vực kinh tế của chính phủ ông trong thời gian qua, đồng thời tái khẳng định cam kết sẽ giữ thâm hụt ngân sách của nước này ở dưới mức 3%, mức giới hạn của Liên minh châu Âu (EU), vào cuối năm 2013.
Hiện nền kinh tế Italy đang đối mặt với khá nhiều khó khăn. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý 2/2013 sụt giảm 0,3% so với quý trước và giảm 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là quý tăng trưởng âm thứ 8 liên tiếp.
Chính phủ Italy vừa đưa ra dự báo mới nhất rằng GDP của nước này sẽ sụt giảm 1,7% trong năm nay, cao hơn nhiều so với mức dự báo sụt giảm 1,3% được đưa ra hồi tháng 4/2013.
Về tình trạng thất nghiệp, số liệu từ Cơ quan Thống kê Quốc gia Italy (ISTAT) cho biết trong tháng 8/2013, tỷ lệ thất nghiệp tổng thể đang đứng ở mức cao 12,2% so với mức 12,1% của tháng 7/2013. Tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ độ tuổi từ 15-24, một vấn đề mà Chính phủ Italy đang ưu tiên giải quyết, đã lên mức 40,1%, cao hơn 0,4% so với tháng 7/2013.
Chính phủ Italy mới đây cũng cho biết mức thâm hụt ngân sách của nước này đang có xu hướng tăng tới 3,1% trong năm nay. Tuy nhiên, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Italy Fabrizio Saccomanni khẳng định thâm hụt ngân sách phải được điều chỉnh nhanh chóng nhằm duy trì ở mức không vượt quá ngưỡng 3% theo quy định của Liên minh Châu Âu (EU). Uỷ ban châu Âu (EC) từng cảnh báo sẽ không ngần ngại đưa Italy trở lại danh sách những nước bị “tuýt còi” nếu thâm hụt ngân sách của nước này lại vượt quá 3%.
Italy là một trong những nước có mức nợ công cao nhất châu Âu. Những dự báo mới đây nhất cho thấy nợ công của Italy trong năm nay có thể sẽ vượt quá 2.000 tỷ euro, chiếm 132,9% GDP, cao hơn nhiều so với mức 127% GDP của năm 2012, và dự kiến sẽ giảm nhẹ chút ít xuống còn 132,8% GDP trong năm 2014./.
Ngự Bình/Rome (Vietnam+)