Ngày 23/3, khoảng 40 bang của Mỹ đã tuyên bố sẽ khởi kiện hoặc đệ trình đơn kiện chống lại luật cải cách y tế trên.
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa còn tuyên bố sẽ bãi bỏ đạo luật này nếu họ giành lại được quyền kiểm soát lưỡng viện trong cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 11 tới.
Cùng ngày 23/3, bộ trưởng tư pháp bang của 14 bang của Mỹ đã chính thức khởi kiện chính phủ liên bang vì cho rằng, đạo luật cải cách y tế nói trên là vi hiến.
Đơn kiện này viết "hiến pháp không cho phép chính phủ ép buộc mọi công dân và những người cư trú hợp pháp, một cách trực tiếp hoặc dưới hình thức đe dọa bằng hình phạt, phải có bảo hiểm y tế đúng điều kiện."
Đứng đầu đơn kiện là Bộ trưởng Tư pháp bang Florida, ông Bill McCollum. Cùng ký đơn là bộ trưởng tư pháp của các bang Nebraska, Texas, Michigan, Utah, Pennsylvania, Alabama, Idaho, Washington, Colorado, Louisiana, Dakota Nam và Carolina Nam.
Trong số 13 quan chức này, chỉ có Bộ trưởng Tư pháp bang Louisiana, ông James "Buddy" Caldwell, là thuộc đảng Dân chủ của Tổng thống Obama, còn lại thuộc đảng Cộng hòa.
Đơn kiện cũng nêu rõ: "Không một chính sách công nào, dù quan trọng tới mấy, có thể được phép chà đạp lên sự bảo hộ và quyền công dân được Hiến pháp của Mỹ bảo đảm."
Đơn kiện còn cho rằng, đạo luật đã vi phạm Điều luật bổ sung thứ 10, điều luật này quy định chính phủ liên bang không có quyền nào khác ngoài những quyền do hiến pháp cho phép để buộc các bang phải thực hiện các điều khoản của đạo luật mà lại không thanh toán các chi phí phát sinh từ đạo luật này.
Những người đứng đơn kiện cho rằng, các bang không thể chi trả những chi phí do đạo luật mới yêu cầu.
Thí dụ, để thực hiện đạo luật này, bang Florida sẽ phải chi thêm 150 triệu USD vào năm 2014 để cung cấp dịch vụ y tế cho gần 1,3 triệu người và số tiền này sẽ tăng lên 1 tỷ USD vào năm 2019.
Cùng ngày 23/3, Bộ trưởng Tư pháp của bang Virginia đã đệ đơn riêng kiện chính quyền cũng về đạo luật y tế.
Hai bang Idaho và Virginia đã thông qua các đạo luật ngăn chặn việc bắt buộc người dân phải mua bảo hiểm y tế.
Theo báo chí Mỹ, một số bang khác đang nghiên cứu đệ đơn kiện của bang lên chính phủ và một số bang nữa cũng tuyên bố họ có thể tham gia vào vụ kiện chung này.
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký ban hành đạo luật Chăm sóc sức khỏe của nước Mỹ.
Tại lễ ký đạo luật tổ chức tại Nhà Trắng, Tổng thống Obama nói: "Giờ đây chúng ta đã có được nguyên tắc cơ bản là tất cả mọi người đều có sự an ninh cơ bản nhất định đối với sức khỏe của mình."
Theo tính toán của Văn phòng ngân sách Quốc hội Mỹ, chính quyền Obama sẽ phải chi khoảng 938 tỷ USD cho đạo luật nói trên trong vòng 10 năm để mở rộng phạm vi bảo hiểm tới hầu hết người dân Mỹ, kể cả khoảng 32 triệu người hiện chưa có bảo hiểm.
Đạo luật cải cách y tế lần này là thay đổi lớn nhất trong hệ thống y tế của Mỹ kể từ sau năm 1965 khi Tổng thống Mỹ lúc đó là Lyndon Johnson thông qua chương trình Medicare chăm sóc sức khỏe cho công dân Mỹ từ 65 tuổi trở lên.
Từ năm 1939, nhiều tổng thống Mỹ muốn thay đổi chính sách y tế song đều đã thất bại.
Trước đó, vào tối 21/3, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật cải cách y tế với tỷ lệ sít sao 219 phiếu thuận và 212 phiếu chống.
Báo chí Mỹ cho rằng, đây là thành công và chiến thắng lớn mang dấu ấn của Tổng thống Obama trong 16 tháng nắm quyền vừa qua, đồng thời lấy lại uy tín phần nào cho đảng Dân chủ sau một loạt thất bại trong các cuộc bầu cử gần đây, tạo tiền đề thuận lợi cho cuộc bầu cử giữa kỳ vào cuối năm nay.
Một bài báo khác cho rằng cái giá cho thắng lợi là ông Obama đã làm mất lời hứa về một thời kỳ "hậu đơn đảng."
Việc Hạ viện thông qua dự luật là sự kiện chưa có tiền lệ trong lịch sử cận đại Mỹ vì nó được thông qua mà không có phiếu thuận nào của hạ nghị sỹ đảng Cộng hòa.
Sự kiện này được cho là sẽ làm trầm trọng hơn sự chia rẽ trong nội bộ nước Mỹ, giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, và trong chính đảng Dân chủ vì có tới 34 nghị sĩ đảng Dân chủ bỏ phiếu chống lại dự luật của đảng mình./.
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa còn tuyên bố sẽ bãi bỏ đạo luật này nếu họ giành lại được quyền kiểm soát lưỡng viện trong cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 11 tới.
Cùng ngày 23/3, bộ trưởng tư pháp bang của 14 bang của Mỹ đã chính thức khởi kiện chính phủ liên bang vì cho rằng, đạo luật cải cách y tế nói trên là vi hiến.
Đơn kiện này viết "hiến pháp không cho phép chính phủ ép buộc mọi công dân và những người cư trú hợp pháp, một cách trực tiếp hoặc dưới hình thức đe dọa bằng hình phạt, phải có bảo hiểm y tế đúng điều kiện."
Đứng đầu đơn kiện là Bộ trưởng Tư pháp bang Florida, ông Bill McCollum. Cùng ký đơn là bộ trưởng tư pháp của các bang Nebraska, Texas, Michigan, Utah, Pennsylvania, Alabama, Idaho, Washington, Colorado, Louisiana, Dakota Nam và Carolina Nam.
Trong số 13 quan chức này, chỉ có Bộ trưởng Tư pháp bang Louisiana, ông James "Buddy" Caldwell, là thuộc đảng Dân chủ của Tổng thống Obama, còn lại thuộc đảng Cộng hòa.
Đơn kiện cũng nêu rõ: "Không một chính sách công nào, dù quan trọng tới mấy, có thể được phép chà đạp lên sự bảo hộ và quyền công dân được Hiến pháp của Mỹ bảo đảm."
Đơn kiện còn cho rằng, đạo luật đã vi phạm Điều luật bổ sung thứ 10, điều luật này quy định chính phủ liên bang không có quyền nào khác ngoài những quyền do hiến pháp cho phép để buộc các bang phải thực hiện các điều khoản của đạo luật mà lại không thanh toán các chi phí phát sinh từ đạo luật này.
Những người đứng đơn kiện cho rằng, các bang không thể chi trả những chi phí do đạo luật mới yêu cầu.
Thí dụ, để thực hiện đạo luật này, bang Florida sẽ phải chi thêm 150 triệu USD vào năm 2014 để cung cấp dịch vụ y tế cho gần 1,3 triệu người và số tiền này sẽ tăng lên 1 tỷ USD vào năm 2019.
Cùng ngày 23/3, Bộ trưởng Tư pháp của bang Virginia đã đệ đơn riêng kiện chính quyền cũng về đạo luật y tế.
Hai bang Idaho và Virginia đã thông qua các đạo luật ngăn chặn việc bắt buộc người dân phải mua bảo hiểm y tế.
Theo báo chí Mỹ, một số bang khác đang nghiên cứu đệ đơn kiện của bang lên chính phủ và một số bang nữa cũng tuyên bố họ có thể tham gia vào vụ kiện chung này.
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký ban hành đạo luật Chăm sóc sức khỏe của nước Mỹ.
Tại lễ ký đạo luật tổ chức tại Nhà Trắng, Tổng thống Obama nói: "Giờ đây chúng ta đã có được nguyên tắc cơ bản là tất cả mọi người đều có sự an ninh cơ bản nhất định đối với sức khỏe của mình."
Theo tính toán của Văn phòng ngân sách Quốc hội Mỹ, chính quyền Obama sẽ phải chi khoảng 938 tỷ USD cho đạo luật nói trên trong vòng 10 năm để mở rộng phạm vi bảo hiểm tới hầu hết người dân Mỹ, kể cả khoảng 32 triệu người hiện chưa có bảo hiểm.
Đạo luật cải cách y tế lần này là thay đổi lớn nhất trong hệ thống y tế của Mỹ kể từ sau năm 1965 khi Tổng thống Mỹ lúc đó là Lyndon Johnson thông qua chương trình Medicare chăm sóc sức khỏe cho công dân Mỹ từ 65 tuổi trở lên.
Từ năm 1939, nhiều tổng thống Mỹ muốn thay đổi chính sách y tế song đều đã thất bại.
Trước đó, vào tối 21/3, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật cải cách y tế với tỷ lệ sít sao 219 phiếu thuận và 212 phiếu chống.
Báo chí Mỹ cho rằng, đây là thành công và chiến thắng lớn mang dấu ấn của Tổng thống Obama trong 16 tháng nắm quyền vừa qua, đồng thời lấy lại uy tín phần nào cho đảng Dân chủ sau một loạt thất bại trong các cuộc bầu cử gần đây, tạo tiền đề thuận lợi cho cuộc bầu cử giữa kỳ vào cuối năm nay.
Một bài báo khác cho rằng cái giá cho thắng lợi là ông Obama đã làm mất lời hứa về một thời kỳ "hậu đơn đảng."
Việc Hạ viện thông qua dự luật là sự kiện chưa có tiền lệ trong lịch sử cận đại Mỹ vì nó được thông qua mà không có phiếu thuận nào của hạ nghị sỹ đảng Cộng hòa.
Sự kiện này được cho là sẽ làm trầm trọng hơn sự chia rẽ trong nội bộ nước Mỹ, giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, và trong chính đảng Dân chủ vì có tới 34 nghị sĩ đảng Dân chủ bỏ phiếu chống lại dự luật của đảng mình./.
(TTXVN/Vietnam+)