Ngay sau khi Tòa án Hiến pháp Pháp phê chuẩn dự luật cải cách chế độ hưu trí của chính phủ, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy ngày 10/11 đã nhanh chóng ký ban hành thành luật văn kiện trên.
Trước đó, ngày 9/11, Tòa án Hiến pháp Pháp đã phê chuẩn dự luật cải cách hưu trí của chính phủ sau khi Quốc hội thông qua lần cuối hồi tháng 10.
Dự luật bao gồm những biện pháp then chốt nhằm nâng tuổi nghỉ hưu tối thiểu từ 60 lên 62 và tuổi nghỉ hưu hoàn toàn từ 65 lên 67.
Bất chấp sự phản đối của Đảng Xã hội và các chính đảng đối lập, Tòa án Hiến pháp đã ra phán quyết rằng dự luật hưu trí không vi phạm các quy định trong hiến pháp.
Điều khoản gây tranh cãi nhất trong văn kiện này là nâng tuổi nghỉ hưu của người lao động từ 60 lên 62. Tổng thống Sarkozy coi đây là biện pháp cần thiết nhằm cắt giảm mức thâm hụt ngân sách hiện đang ngày càng gia tăng.
Tuy nhiên, các tổ chức công đoàn và phe đối lập đã chỉ trích vì cho rằng điều khoản này tạo gánh nặng cho người lao động và người nghèo.
Làn sóng biểu tình và đình công rầm rộ và quy mô rộng lớn nhất ở Pháp đã bắt đầu từ ngày 12/10 vừa qua.
Cho đến nay, mặc dù dự luật cải cách này đã chính thức trở thành thành luật, song các tổ chức công đoàn vẫn kêu gọi tiến hành ngày hành động toàn quốc mới vào ngày 23/11 tới để phản đối và khôi phục những tuần biểu tình như tháng trước./.
Trước đó, ngày 9/11, Tòa án Hiến pháp Pháp đã phê chuẩn dự luật cải cách hưu trí của chính phủ sau khi Quốc hội thông qua lần cuối hồi tháng 10.
Dự luật bao gồm những biện pháp then chốt nhằm nâng tuổi nghỉ hưu tối thiểu từ 60 lên 62 và tuổi nghỉ hưu hoàn toàn từ 65 lên 67.
Bất chấp sự phản đối của Đảng Xã hội và các chính đảng đối lập, Tòa án Hiến pháp đã ra phán quyết rằng dự luật hưu trí không vi phạm các quy định trong hiến pháp.
Điều khoản gây tranh cãi nhất trong văn kiện này là nâng tuổi nghỉ hưu của người lao động từ 60 lên 62. Tổng thống Sarkozy coi đây là biện pháp cần thiết nhằm cắt giảm mức thâm hụt ngân sách hiện đang ngày càng gia tăng.
Tuy nhiên, các tổ chức công đoàn và phe đối lập đã chỉ trích vì cho rằng điều khoản này tạo gánh nặng cho người lao động và người nghèo.
Làn sóng biểu tình và đình công rầm rộ và quy mô rộng lớn nhất ở Pháp đã bắt đầu từ ngày 12/10 vừa qua.
Cho đến nay, mặc dù dự luật cải cách này đã chính thức trở thành thành luật, song các tổ chức công đoàn vẫn kêu gọi tiến hành ngày hành động toàn quốc mới vào ngày 23/11 tới để phản đối và khôi phục những tuần biểu tình như tháng trước./.
(TTXVN/Vietnam+)