Ngày 20/3, Quốc hội Pháp đã bỏ phiếu bác kiến nghị bất tín nhiệm đối với chính phủ đảng Xã hội (PS) cầm quyền.
Kiến nghị bất tín nhiệm chính phủ do đảng cánh hữu đối lập Liên minh vì Phong trào Nhân dân (UMP) đề xuất, chỉ nhận được 228 phiếu thuận, ít hơn nhiều so với 287 phiếu cần thiết.
Kiến nghị của đảng UMP diễn ra trong bối cảnh Bộ trưởng Ngân sách Jérôme Cahuzac của đảng PS vừa từ chức do liên quan đến cuộc điều tra về rửa tiền, trốn thuế và bị tình nghi sở hữu một tài khoản tiền gửi ở Thụy Sĩ.
[Bộ trưởng Ngân sách Pháp mất chức vì "dính" bê bối]
Ngoài ra, chính phủ cầm quyền cũng đang trải qua thời điểm khó khăn trong giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội, trong khi uy tín của cả Tổng thống François Hollande lẫn Thủ tướng Jean-Marc Ayrault sụt giảm mạnh.
Hiện nay, nước Pháp đang phải đối mặt với nhiều thách thức về kinh tế-xã hội khi dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay chỉ ở mức 0,1% và tình trạng thất nghiệp đang ở mức cao 10,5% và còn có thể tiếp tục tăng. Đây được xem là điểm yếu của chính phủ cầm quyền mà phe đối lập tìm cách khai thác triệt để.
Chủ tịch UMP Jean-François Copé chỉ trích chính phủ cầm quyền đã đi lầm đường, làm nghiêm trọng thêm tình hình và đẩy đất nước lún sâu vào khủng hoảng.
[Uy tín Tổng thống Pháp Hollande xuống thấp kỷ lục]
Đáp lại chỉ trích của phe đối lập, Thủ tướng Ayrault kiên quyết bảo vệ đường lối, chính sách đã đề ra của chính phủ cánh tả và khẳng định đường lối đó là nhất quán, đã và sẽ tiếp tục được thực hiện xuyên suốt đến hết nhiệm kỳ.
Thủ tướng Ayrault cam kết với phe đối lập và người dân Pháp việc theo đuổi chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh, cải cách hệ thống ngân hàng, hiện đại hóa hoạt động công vụ, giảm nợ công, đấu tranh chống nạn thất nghiệp và tạo thêm việc làm, đặc biệt cho giới trẻ, tăng cường vai trò của các chính quyền địa phương thông qua đạo luật về phi tập trung, cũng như đổi mới hoàn toàn hệ thống bảo trợ xã hội.
PS hiện chiếm đa số ghế trong Quốc hội, nên dễ dàng vượt qua bất cứ cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm nào do phe đối lập khởi xướng./.
Kiến nghị bất tín nhiệm chính phủ do đảng cánh hữu đối lập Liên minh vì Phong trào Nhân dân (UMP) đề xuất, chỉ nhận được 228 phiếu thuận, ít hơn nhiều so với 287 phiếu cần thiết.
Kiến nghị của đảng UMP diễn ra trong bối cảnh Bộ trưởng Ngân sách Jérôme Cahuzac của đảng PS vừa từ chức do liên quan đến cuộc điều tra về rửa tiền, trốn thuế và bị tình nghi sở hữu một tài khoản tiền gửi ở Thụy Sĩ.
[Bộ trưởng Ngân sách Pháp mất chức vì "dính" bê bối]
Ngoài ra, chính phủ cầm quyền cũng đang trải qua thời điểm khó khăn trong giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội, trong khi uy tín của cả Tổng thống François Hollande lẫn Thủ tướng Jean-Marc Ayrault sụt giảm mạnh.
Hiện nay, nước Pháp đang phải đối mặt với nhiều thách thức về kinh tế-xã hội khi dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay chỉ ở mức 0,1% và tình trạng thất nghiệp đang ở mức cao 10,5% và còn có thể tiếp tục tăng. Đây được xem là điểm yếu của chính phủ cầm quyền mà phe đối lập tìm cách khai thác triệt để.
Chủ tịch UMP Jean-François Copé chỉ trích chính phủ cầm quyền đã đi lầm đường, làm nghiêm trọng thêm tình hình và đẩy đất nước lún sâu vào khủng hoảng.
[Uy tín Tổng thống Pháp Hollande xuống thấp kỷ lục]
Đáp lại chỉ trích của phe đối lập, Thủ tướng Ayrault kiên quyết bảo vệ đường lối, chính sách đã đề ra của chính phủ cánh tả và khẳng định đường lối đó là nhất quán, đã và sẽ tiếp tục được thực hiện xuyên suốt đến hết nhiệm kỳ.
Thủ tướng Ayrault cam kết với phe đối lập và người dân Pháp việc theo đuổi chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh, cải cách hệ thống ngân hàng, hiện đại hóa hoạt động công vụ, giảm nợ công, đấu tranh chống nạn thất nghiệp và tạo thêm việc làm, đặc biệt cho giới trẻ, tăng cường vai trò của các chính quyền địa phương thông qua đạo luật về phi tập trung, cũng như đổi mới hoàn toàn hệ thống bảo trợ xã hội.
PS hiện chiếm đa số ghế trong Quốc hội, nên dễ dàng vượt qua bất cứ cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm nào do phe đối lập khởi xướng./.
(TTXVN)