Chính phủ liên minh Romania do Đảng Dân chủ-Tự do (DLP) đứng đầu ngày 27/10 đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội nước này.
Đây là lần thứ hai trong năm nay Chính phủ của Thủ tướng Emile Bok vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm do phe đối lập đề xuất nhằm phản đối các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" mà chính phủ đưa ra để giành được các khoản cứu trợ quốc tế.
Cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm diễn ra đúng thời điểm phái đoàn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có mặt tại Bucharest để đánh giá tình hình kinh tế Romania sau khi nhận khoản vay cứu trợ 20 tỷ euro (gần 28 tỷ USD) từ IMF, Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Thế giới (WB) năm ngoái khi kinh tế nước này giảm tới 7,1%.
Số tiền mà các tổ chức nói trên cho Romania vay để giúp kinh tế nước này tránh được nguy cơ phá sản và đổi lại Romania phải cam kết cắt giảm các khoản chi tiêu công và thực hiện những biện pháp kinh tế khắc khổ như cắt giảm lương và tăng thuế để đưa thâm hụt ngân sách từ 7,2% GDP năm 2009 xuống 6,8% GDP năm nay.
Việc Chính phủ Romania vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm lần này đã giúp nước này giữ được khoản vay 20 tỷ euro nói trên.
Tuy nhiên, những động thái tăng thuế, giảm tiền lương, tiền hưu trí cũng như cắt giảm hàng trăm nghìn việc làm mà Chính phủ Romania đang áp dụng đã làm dấy lên làn sóng phản đối rộng khắp trên cả nước.
Ngày 27/10, khoảng 30.000 người biểu tình, bất chấp thời tiết giá lạnh, đã tuần hành trên nhiều đường phố ở trung tâm thủ đô Bucharest, yêu cầu chính phủ hủy bỏ chính sách "thắt lưng buộc bụng." Một số nhóm biểu tình quá khích đã gây ẩu đả với cảnh sát chống bạo động bên ngoài tòa nhà quốc hội.
Các công đoàn Romania bắt đầu hành động phản đối từ ngày 20/9 đến nay. Các cuộc biểu tình, bãi công bắt đầu từ ngành cảnh sát đã lan rộng sang nhiều khu vực khác như bác sĩ, giáo viên và công nhân viên chức trong xã hội.
Tuy nhiên, Thủ tướng Emile Bok khẳng định quyết tâm duy trì các biện pháp kinh tế khắc khổ do Romania đang trải qua thời kỳ khó khăn nhất trong 60 năm qua.
Tháng Sáu vừa qua, Quốc hội Romania cũng đã bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ theo đề nghị của phe đối lập, song không hội đủ số phiếu tối thiểu cần thiết./.
Đây là lần thứ hai trong năm nay Chính phủ của Thủ tướng Emile Bok vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm do phe đối lập đề xuất nhằm phản đối các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" mà chính phủ đưa ra để giành được các khoản cứu trợ quốc tế.
Cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm diễn ra đúng thời điểm phái đoàn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có mặt tại Bucharest để đánh giá tình hình kinh tế Romania sau khi nhận khoản vay cứu trợ 20 tỷ euro (gần 28 tỷ USD) từ IMF, Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Thế giới (WB) năm ngoái khi kinh tế nước này giảm tới 7,1%.
Số tiền mà các tổ chức nói trên cho Romania vay để giúp kinh tế nước này tránh được nguy cơ phá sản và đổi lại Romania phải cam kết cắt giảm các khoản chi tiêu công và thực hiện những biện pháp kinh tế khắc khổ như cắt giảm lương và tăng thuế để đưa thâm hụt ngân sách từ 7,2% GDP năm 2009 xuống 6,8% GDP năm nay.
Việc Chính phủ Romania vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm lần này đã giúp nước này giữ được khoản vay 20 tỷ euro nói trên.
Tuy nhiên, những động thái tăng thuế, giảm tiền lương, tiền hưu trí cũng như cắt giảm hàng trăm nghìn việc làm mà Chính phủ Romania đang áp dụng đã làm dấy lên làn sóng phản đối rộng khắp trên cả nước.
Ngày 27/10, khoảng 30.000 người biểu tình, bất chấp thời tiết giá lạnh, đã tuần hành trên nhiều đường phố ở trung tâm thủ đô Bucharest, yêu cầu chính phủ hủy bỏ chính sách "thắt lưng buộc bụng." Một số nhóm biểu tình quá khích đã gây ẩu đả với cảnh sát chống bạo động bên ngoài tòa nhà quốc hội.
Các công đoàn Romania bắt đầu hành động phản đối từ ngày 20/9 đến nay. Các cuộc biểu tình, bãi công bắt đầu từ ngành cảnh sát đã lan rộng sang nhiều khu vực khác như bác sĩ, giáo viên và công nhân viên chức trong xã hội.
Tuy nhiên, Thủ tướng Emile Bok khẳng định quyết tâm duy trì các biện pháp kinh tế khắc khổ do Romania đang trải qua thời kỳ khó khăn nhất trong 60 năm qua.
Tháng Sáu vừa qua, Quốc hội Romania cũng đã bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ theo đề nghị của phe đối lập, song không hội đủ số phiếu tối thiểu cần thiết./.
(TTXVN/Vietnam+)