Chính phủ cánh tả của Slovenia thất bại trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội ngày 20/9 đã làm dấy lên đồn đoán nước này lần đầu tiên sẽ phải tiến hành bầu cử trước thời hạn kể từ khi trở thành quốc gia độc lập năm 1991.
Chính phủ Slovenia do Thủ tướng Borut Pahor đứng đầu tháng Năm vừa qua đã để mất đa số ghế tại Quốc hội và thất bại trong việc thực hiện các cuộc cải cách nhằm kích thích nền kinh tế sau khi chịu tác động nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Hiện Tổng thống Danilo Turk và Quốc hội có bảy ngày để chỉ định một thủ tướng mới, song nếu không bầu được tân thủ tướng trong vòng 30 ngày, quốc gia Balkan này sẽ phải tiến hành bầu cử trước thời hạn.
Theo kế hoạch, cuộc bầu cử lần tới tại Slovenia sẽ diễn ra vào tháng 9/2012. Tuy nhiên, trong một thông báo cùng ngày, Tổng thống Turk cho rằng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ là dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng chính trị ở Slovenia ngày càng trầm trọng, đồng thời kêu gọi các đảng phái và chính trị gia phải hành động có trách nhiệm hơn.
Với dân số khoảng hai triệu người, Slovenia từng là quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất trong số các nước thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Song, "thời hoàng kim" của Slovenia đã qua từ khi nước này phải hứng chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu, với mức tăng trưởng chỉ đạt 1,4% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2010, trong khi tỷ lệ thất nghiệp được dự báo ở mức 11,8% từ nay đến cuối năm 2013.
Giới phân tích cho rằng trong bối cảnh hiện nay, bầu cử trước thời hạn là lựa chọn phù hợp nhất đối với Slovenia./.
Chính phủ Slovenia do Thủ tướng Borut Pahor đứng đầu tháng Năm vừa qua đã để mất đa số ghế tại Quốc hội và thất bại trong việc thực hiện các cuộc cải cách nhằm kích thích nền kinh tế sau khi chịu tác động nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Hiện Tổng thống Danilo Turk và Quốc hội có bảy ngày để chỉ định một thủ tướng mới, song nếu không bầu được tân thủ tướng trong vòng 30 ngày, quốc gia Balkan này sẽ phải tiến hành bầu cử trước thời hạn.
Theo kế hoạch, cuộc bầu cử lần tới tại Slovenia sẽ diễn ra vào tháng 9/2012. Tuy nhiên, trong một thông báo cùng ngày, Tổng thống Turk cho rằng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ là dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng chính trị ở Slovenia ngày càng trầm trọng, đồng thời kêu gọi các đảng phái và chính trị gia phải hành động có trách nhiệm hơn.
Với dân số khoảng hai triệu người, Slovenia từng là quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất trong số các nước thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Song, "thời hoàng kim" của Slovenia đã qua từ khi nước này phải hứng chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu, với mức tăng trưởng chỉ đạt 1,4% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2010, trong khi tỷ lệ thất nghiệp được dự báo ở mức 11,8% từ nay đến cuối năm 2013.
Giới phân tích cho rằng trong bối cảnh hiện nay, bầu cử trước thời hạn là lựa chọn phù hợp nhất đối với Slovenia./.
(TTXVN/Vietnam+)