Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể khi đưa hàng chục triệu người thoát nghèo trong hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, những khó khăn của nền kinh tế đã tạo ra những người nghèo và cận nghèo mới, đòi hỏi cần phải có những thay đổi trong việc thực hiện các chính sách giảm nghèo.
[Giải trình về cơ chế điều hành công tác giảm nghèo]
Đây là những nhận định cơ bản trong “Diễn đàn giảm nghèo-Tầm nhìn tương lai” do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Đại sứ quán Ireland và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức ngày 16/10.
"Loại bỏ chính sách không phù hợp"
Mặc dù đã có hàng triệu hộ gia đình Việt Nam thoát nghèo nhưng nghèo ở nhóm dân tộc thiểu số vẫn là một thách thức dai dẳng đối với Việt Nam. Đây vẫn tiếp tục là trọng tâm cần được tập trung giải quyết trong vấn đề giảm nghèo tại Việt Nam.
Nghèo và nghèo cùng cực còn trải rộng ở nhiều nhóm dân tộc thiểu số và các vùng miền có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Chỉ chiếm 15% dân số nhưng đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 47% số hộ nghèo Việt Nam, trong đó có tới 68% là nghèo cùng cực.
Theo các chuyên gia quốc tế đánh giá, một vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay đó là việc các chính sách hỗ trợ giảm nghèo tại vùng dân tộc thiểu số đang chồng chéo, gây lãng phí và kém hiệu quả.
Ông Sơn Phước Hoan, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc cho rằng: “Các chính sách hỗ trợ người nghèo vùng dân tộc thiểu số cần phải được kết hợp lại mới có thể tạo nên sự bứt phá trong công tác giảm nghèo.”
Theo Báo cáo rà soát các chính sách dân tộc và đề xuất xây dựng hệ thống chính sách dân tộc thiểu số đến hết năm 2020 do Ủy ban Dân tộc và UNDP thực hiện, hệ thống chính sách tại vùng dân tộc thiểu số đã ban hành còn chồng chéo về nội dung, đối tượng hưởng thụ và cả thời gian thực hiện trên cùng một địa bàn.
Mặt khác, có nhiều chính sách hỗ trợ chồng chéo nhau nhưng lại vẫn tồn tại những lỗ hổng về chính sách. Việt Nam đã có những chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng đường giao thông nhưng lại chưa có những chính sách giúp vùng dân tộc thiểu số phát triển vùng sản xuất hàng hóa hay kết nối sản phẩm với thị trường để tạo sự thay đổi căn bản về sinh kế. Vì vậy, đời sống của người dân tộc thiểu số nghèo chưa được cải thiện nhiều và bền vững.
Đồng tình với những hạn chế về chồng chéo của chính sách, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cũng đã nhấn mạnh: “Bên cạnh việc tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, chúng ta cũng phải rà soát lại chính sách, những chính sách gì không hợp lý thì dứt khoát phải loại bỏ.”
Ông Ngô Trường Thi, Vụ trưởng, Chánh văn phòng quốc gia về giảm nghèo (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho rằng không chỉ đối với các chính sách ở vùng dân tộc thiểu số mà trong thời gian tới, việc sắp xếp lại tất cả các chính sách hỗ trợ người nghèo là hết sức cần thiết để có thể đảm bảo đủ nguồn lực cho giảm nghèo, không bị phân tán gây lãng phí.
Hỗ trợ nghèo đô thị
Bên cạnh vấn về giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số còn nhiều thách thức, Việt Nam cũng đang đối mặt với các dạng nghèo đô thị mới đã xuất hiện.
Các nghiên cứu gần đây về tình hình dịch chuyển lao động đã cho thấy, chỉ tính riêng trong năm 2012 đã có khoảng một triệu công nhân đã chuyển từ nhóm lao động chính thức sang nhóm phi chính thức. Thực tế, những nhóm lao động di cư này không được tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ an sinh xã hội do không có giấy đăng ký thường trú tại nới đến.
Hiện tay, công tác rà soát hộ nghèo mới chỉ thực hiện đối với những người có hộ khẩu thường trú tại địa bàn. Trong khi đó, ở Việt Nam thì có một số lượng không nhỏ những lao động nghèo ở nông thôn di cư đi thành thị làm việc kiếm sống. Mặc dù họ không có hộ khẩu chính thức nhưng họ vẫn là những người nghèo cần sự hỗ trợ.
Trước thực trạng này, Chính phủ đã giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nghiên cứu thực trạng lao động nghèo di cư để đề xuất chính sách hỗ trợ cụ thể cho đối tượng này, đảm bảo họ có thể tiếp cận các chính sách dành cho người nghèo ngay cả khi di cư.
Ông Ngô Trường Thi cho biết, hiện nay, Văn phòng quốc gia về giảm nghèo đang nghiên cứu về tình hình thực trạng lao động nghèo di cư của hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trước mắt, cần phải nghiên cứu thực tế, trên cơ sở những đánh giá cụ thể để đưa ra những chính sách phù hợp.
Chuyển đổi phương pháp tiện cận hộ nghèo theo hộ khẩu sang hình thức tiếp cận người nghèo linh hoạt hơn đang là biện pháp để đảm bảo giảm nghèo bền vững. Biện pháp này nhằm tăng độ bao phủ chính sách tới các đối tượng và thực hiện mục tiêu giảm nghèo hiệu quả hơn.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nhấn mạnh, trong thời gian tới, các nguồn lực hỗ trợ sẽ không chỉ cho người nghèo mà sẽ tiếp cận tới cả những người cận nghèo để đảm bảo giảm nghèo bền vững./.
[Giải trình về cơ chế điều hành công tác giảm nghèo]
Đây là những nhận định cơ bản trong “Diễn đàn giảm nghèo-Tầm nhìn tương lai” do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Đại sứ quán Ireland và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức ngày 16/10.
"Loại bỏ chính sách không phù hợp"
Mặc dù đã có hàng triệu hộ gia đình Việt Nam thoát nghèo nhưng nghèo ở nhóm dân tộc thiểu số vẫn là một thách thức dai dẳng đối với Việt Nam. Đây vẫn tiếp tục là trọng tâm cần được tập trung giải quyết trong vấn đề giảm nghèo tại Việt Nam.
Nghèo và nghèo cùng cực còn trải rộng ở nhiều nhóm dân tộc thiểu số và các vùng miền có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Chỉ chiếm 15% dân số nhưng đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 47% số hộ nghèo Việt Nam, trong đó có tới 68% là nghèo cùng cực.
Theo các chuyên gia quốc tế đánh giá, một vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay đó là việc các chính sách hỗ trợ giảm nghèo tại vùng dân tộc thiểu số đang chồng chéo, gây lãng phí và kém hiệu quả.
Ông Sơn Phước Hoan, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc cho rằng: “Các chính sách hỗ trợ người nghèo vùng dân tộc thiểu số cần phải được kết hợp lại mới có thể tạo nên sự bứt phá trong công tác giảm nghèo.”
Theo Báo cáo rà soát các chính sách dân tộc và đề xuất xây dựng hệ thống chính sách dân tộc thiểu số đến hết năm 2020 do Ủy ban Dân tộc và UNDP thực hiện, hệ thống chính sách tại vùng dân tộc thiểu số đã ban hành còn chồng chéo về nội dung, đối tượng hưởng thụ và cả thời gian thực hiện trên cùng một địa bàn.
Mặt khác, có nhiều chính sách hỗ trợ chồng chéo nhau nhưng lại vẫn tồn tại những lỗ hổng về chính sách. Việt Nam đã có những chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng đường giao thông nhưng lại chưa có những chính sách giúp vùng dân tộc thiểu số phát triển vùng sản xuất hàng hóa hay kết nối sản phẩm với thị trường để tạo sự thay đổi căn bản về sinh kế. Vì vậy, đời sống của người dân tộc thiểu số nghèo chưa được cải thiện nhiều và bền vững.
Đồng tình với những hạn chế về chồng chéo của chính sách, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cũng đã nhấn mạnh: “Bên cạnh việc tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, chúng ta cũng phải rà soát lại chính sách, những chính sách gì không hợp lý thì dứt khoát phải loại bỏ.”
Ông Ngô Trường Thi, Vụ trưởng, Chánh văn phòng quốc gia về giảm nghèo (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho rằng không chỉ đối với các chính sách ở vùng dân tộc thiểu số mà trong thời gian tới, việc sắp xếp lại tất cả các chính sách hỗ trợ người nghèo là hết sức cần thiết để có thể đảm bảo đủ nguồn lực cho giảm nghèo, không bị phân tán gây lãng phí.
Hỗ trợ nghèo đô thị
Bên cạnh vấn về giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số còn nhiều thách thức, Việt Nam cũng đang đối mặt với các dạng nghèo đô thị mới đã xuất hiện.
Các nghiên cứu gần đây về tình hình dịch chuyển lao động đã cho thấy, chỉ tính riêng trong năm 2012 đã có khoảng một triệu công nhân đã chuyển từ nhóm lao động chính thức sang nhóm phi chính thức. Thực tế, những nhóm lao động di cư này không được tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ an sinh xã hội do không có giấy đăng ký thường trú tại nới đến.
Hiện tay, công tác rà soát hộ nghèo mới chỉ thực hiện đối với những người có hộ khẩu thường trú tại địa bàn. Trong khi đó, ở Việt Nam thì có một số lượng không nhỏ những lao động nghèo ở nông thôn di cư đi thành thị làm việc kiếm sống. Mặc dù họ không có hộ khẩu chính thức nhưng họ vẫn là những người nghèo cần sự hỗ trợ.
Trước thực trạng này, Chính phủ đã giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nghiên cứu thực trạng lao động nghèo di cư để đề xuất chính sách hỗ trợ cụ thể cho đối tượng này, đảm bảo họ có thể tiếp cận các chính sách dành cho người nghèo ngay cả khi di cư.
Ông Ngô Trường Thi cho biết, hiện nay, Văn phòng quốc gia về giảm nghèo đang nghiên cứu về tình hình thực trạng lao động nghèo di cư của hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trước mắt, cần phải nghiên cứu thực tế, trên cơ sở những đánh giá cụ thể để đưa ra những chính sách phù hợp.
Chuyển đổi phương pháp tiện cận hộ nghèo theo hộ khẩu sang hình thức tiếp cận người nghèo linh hoạt hơn đang là biện pháp để đảm bảo giảm nghèo bền vững. Biện pháp này nhằm tăng độ bao phủ chính sách tới các đối tượng và thực hiện mục tiêu giảm nghèo hiệu quả hơn.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nhấn mạnh, trong thời gian tới, các nguồn lực hỗ trợ sẽ không chỉ cho người nghèo mà sẽ tiếp cận tới cả những người cận nghèo để đảm bảo giảm nghèo bền vững./.
Hồng Kiều (Vietnam+)