Chiều 20/11, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã long trọng tổ chức lễ thông xe hầm Thủ Thiêm và toàn tuyến Đại lộ Đông-Tây.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị đã tham dự buổi lễ cùng với các vị nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải; ông Huỳnh Đảm, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và đại diện các bộ, ngành, trung ương và các tỉnh thành phía Nam, các chuyên gia, công nhân Việt Nam và Nhật Bản, nhân dân trong khu vực.
Đại diện phía Nhật Bản, có ông Yasuaki Tanizaki, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam; ông Motonori Tsuno, Trưởng đại diện của JICA tại Việt Nam.
Dự án Đại lộ Đông-Tây là công trình trọng điểm trong hệ thống hạ tầng giao thông đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, với tổng chiều dài 22km, mặt cắt ngang phía quận 1 có chiều rộng bình quân từ 42m đến 60m, quy mô từ 8 đến 10 làn xe; mặt cắt ngang phía quận 2 có chiều rộng bình quân 100m, quy mô từ 10 đến 14 làn xe.
Riêng đường hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn có tổng chiều dài 1.490m bao gồm 371m hầm dìm, bề rộng 33m với quy mô 6 làn xe và 2 đường thoát hiểm.
Đại lộ có điểm đầu là Nút giao Tân Kiên-Bình Chánh, điểm cuối là Nút giao Cát Lái quận 2, trải qua địa bàn 8 quận, huyện gồm quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh.
Trên toàn tuyến Đại lộ Đông-Tây có tổng cộng 11 cầu, 2 nút giao lớn với tổng chiều dài 3,2km và 8 cầu bộ hành được xây dựng mới. Tất cả hệ thống cầu, đường đều được xây dựng đạt tiêu chuẩn thiết kế và công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay.
Tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện công trình tăng từ 9.863 tỷ đồng ban đầu lên 16.000 tỷ đồng, tương đương với 762 triệu USD. Trong đó, có 65% sử dụng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và 35% sử dụng nguồn vốn đối ứng từ ngân sách thành phố.
Ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết đây là công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện tư duy sáng tạo, năng động, thống nhất trong cách nghĩ, cách làm của các thế hệ lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới, đi lên của thành phố.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh việc hình thành, xây dựng thành công Đại lộ Đông-Tây là một minh chứng cụ thể về tầm nhìn, ý chí và quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố các nhiệm kỳ VII, VIII, IX về xây dựng, phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông đô thị và cải thiện môi trường, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố xã hội chủ nghĩa văn minh, hiện đại, xứng đáng thành phố mang tên Bác Hồ.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thay mặt Chính phủ biểu dương sự chủ động, nỗ lực sáng tạo của lãnh đạo và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng của dự án.
Phó Thủ tướng khẳng định Dự án Đại lộ Đông-Tây là một trong những công trình trọng điểm mang tính đột phá của thành phố, việc thực hiện thành công công trình có ý nghĩa to lớn. Đại lộ Đông-Tây góp phần rút ngắn thời gian đi lại của người dân, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trong thành phố.
Trục đường Đông-Tây của thành phố sẽ rút ngắn khoảng cách giữa trung tâm thành phố với bán đảo Thủ Thiêm, tạo tiền đề cho phát triển đô thị phía Đông thành phố. Đại lộ Đông-Tây còn có ý nghĩa chiến lược về nhiều mặt, đặc biệt tạo thành trục giao thông kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với hai vùng kinh tế lớn Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ sau khi kết nối hoàn chỉnh đường nối với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương ở phía Tây và Long Thành-Dầu Giây ở phía Đông.
Phó Thủ tướng mong mốn trong thời gian tới tuyến Đại lộ Đông-Tây sẽ được giữ gìn, chỉnh trang để ngày càng phát huy hiệu quả, trở thành tuyến đường tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều ý nghĩa về kinh tế, văn hóa, xã hội; đồng thời đề nghị các đơn vị liên quan chuẩn bị tốt mọi mặt để khai thác, quản lý, vận hành dự án một cách an toàn, hiệu quả nhất đối với dự án hầm Thủ Thiêm và Đại lộ Đông-Tây./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị đã tham dự buổi lễ cùng với các vị nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải; ông Huỳnh Đảm, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và đại diện các bộ, ngành, trung ương và các tỉnh thành phía Nam, các chuyên gia, công nhân Việt Nam và Nhật Bản, nhân dân trong khu vực.
Đại diện phía Nhật Bản, có ông Yasuaki Tanizaki, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam; ông Motonori Tsuno, Trưởng đại diện của JICA tại Việt Nam.
Dự án Đại lộ Đông-Tây là công trình trọng điểm trong hệ thống hạ tầng giao thông đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, với tổng chiều dài 22km, mặt cắt ngang phía quận 1 có chiều rộng bình quân từ 42m đến 60m, quy mô từ 8 đến 10 làn xe; mặt cắt ngang phía quận 2 có chiều rộng bình quân 100m, quy mô từ 10 đến 14 làn xe.
Riêng đường hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn có tổng chiều dài 1.490m bao gồm 371m hầm dìm, bề rộng 33m với quy mô 6 làn xe và 2 đường thoát hiểm.
Đại lộ có điểm đầu là Nút giao Tân Kiên-Bình Chánh, điểm cuối là Nút giao Cát Lái quận 2, trải qua địa bàn 8 quận, huyện gồm quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh.
Trên toàn tuyến Đại lộ Đông-Tây có tổng cộng 11 cầu, 2 nút giao lớn với tổng chiều dài 3,2km và 8 cầu bộ hành được xây dựng mới. Tất cả hệ thống cầu, đường đều được xây dựng đạt tiêu chuẩn thiết kế và công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay.
Tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện công trình tăng từ 9.863 tỷ đồng ban đầu lên 16.000 tỷ đồng, tương đương với 762 triệu USD. Trong đó, có 65% sử dụng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và 35% sử dụng nguồn vốn đối ứng từ ngân sách thành phố.
Ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết đây là công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện tư duy sáng tạo, năng động, thống nhất trong cách nghĩ, cách làm của các thế hệ lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới, đi lên của thành phố.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh việc hình thành, xây dựng thành công Đại lộ Đông-Tây là một minh chứng cụ thể về tầm nhìn, ý chí và quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố các nhiệm kỳ VII, VIII, IX về xây dựng, phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông đô thị và cải thiện môi trường, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố xã hội chủ nghĩa văn minh, hiện đại, xứng đáng thành phố mang tên Bác Hồ.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thay mặt Chính phủ biểu dương sự chủ động, nỗ lực sáng tạo của lãnh đạo và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng của dự án.
Phó Thủ tướng khẳng định Dự án Đại lộ Đông-Tây là một trong những công trình trọng điểm mang tính đột phá của thành phố, việc thực hiện thành công công trình có ý nghĩa to lớn. Đại lộ Đông-Tây góp phần rút ngắn thời gian đi lại của người dân, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trong thành phố.
Trục đường Đông-Tây của thành phố sẽ rút ngắn khoảng cách giữa trung tâm thành phố với bán đảo Thủ Thiêm, tạo tiền đề cho phát triển đô thị phía Đông thành phố. Đại lộ Đông-Tây còn có ý nghĩa chiến lược về nhiều mặt, đặc biệt tạo thành trục giao thông kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với hai vùng kinh tế lớn Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ sau khi kết nối hoàn chỉnh đường nối với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương ở phía Tây và Long Thành-Dầu Giây ở phía Đông.
Phó Thủ tướng mong mốn trong thời gian tới tuyến Đại lộ Đông-Tây sẽ được giữ gìn, chỉnh trang để ngày càng phát huy hiệu quả, trở thành tuyến đường tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều ý nghĩa về kinh tế, văn hóa, xã hội; đồng thời đề nghị các đơn vị liên quan chuẩn bị tốt mọi mặt để khai thác, quản lý, vận hành dự án một cách an toàn, hiệu quả nhất đối với dự án hầm Thủ Thiêm và Đại lộ Đông-Tây./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)