Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á bị kéo xuống trong phiên giao dịch ngày 15/10, khi số liệu tích cực về thương mại của Trung Quốc đã không tạo sự hứng khởi trong lúc nhà đầu tư chờ đợi số liệu về tăng trưởng của nước này và còn bị tác động từ các vấn đề của châu Âu và Mỹ.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,3%. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 43,81 điểm, hay 0,51%, lên 8.577,93 điểm, do hoạt động mua vào cuối phiên.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 11,82 điểm, hay 0,06%, lên 21.148,25 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 7,67 điểm, hay 0,4%, xuống 1.925,59 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 6,23 điểm, hay 0,3%, xuống 2.098,7 điểm. Chỉ số weighted của Đài Loan giảm 18,14 điểm, hay 0,24%, xuống 7.418,9 điểm.
Chỉ số S&P/ASX200 của Australia giảm 3,2 điểm, hay 0,07%, xuống 4.483,4 điểm.
Số liệu công bố cuối tuần từ Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cho thấy nguồn cung tiền M2 trong tháng Chín tăng mạnh hơn dự kiến, trong khi xuất khẩu tăng 9,9%, gấp đôi mức được nhận định, lên mức cao kỷ lục và nhập khẩu đã phục hồi. Điều này có nghĩa các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng của chính phủ đang phát huy tác dụng và hành động chính sách bổ sung có thể là không cần thiết.
Các thị trường đi xuống cũng bởi những hy vọng không còn nhiều về động thái mạnh mẽ của Trung Quốc nhằm thúc đẩy nền kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng của nước này trong tháng Chín tăng 1,9%, giảm so với 2% trong tháng Tám.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng đánh giá kỹ lưỡng hơn các số liệu có thể thấy Chính phủ và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ thận trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa.
Lạm phát phi thực phẩm đã tăng lên mức cao bảy tháng là 1,7%, điều đang làm giảm khả năng nới lỏng tiền tệ. Sự tập trung chú ý cũng dồn vào báo cáo công bố ngày 18/10 về GDP quý 3 của Trung Quốc.
Những thông tin tích cực về kinh tế Trung Quốc đã không xua tan được hoàn toàn những lo ngại về tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu, khi khủng hoảng nợ kéo dài ở Khu vực đồng euro (Eurozone) vẫn là trở lực.
Các nhà đầu tư nên lường trước sự hoảng loạn của thị trường trong ba hoặc bốn tháng tới, do sự không chắc chắn về sự hỗ trợ Tây Ban Nha và mối đe dọa "vách đá tài chính" đang lộ diện đối với kinh tế Mỹ.
Các thị trường hiện vẫn chưa có phản ứng đầy đủ với cái gọi là "vách đá tài chính" này, song đây là vấn đề sẽ gây ra rủi ro suy giảm đáng kể. Về vấn đề của Tây Ban Nha, các quan chức Eurozone nói nước này có thể đề nghị cứu trợ trong tháng 11, mở đường cho Ngân hàng Trung ương châu Âu tiến hành mua trái phiếu.
Trong khi đó, khi đã vào mùa báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong trạng thái thận trọng chờ đợi các kết quả kinh doanh sẽ được công bố.
Những nhận định hiện nay về lợi nhuận yếu hơn trong quý 3 đang góp phần vào sự đi xuống của các thị trường, song các báo cáo lợi nhuận thực tế có thể không gây nên cú sốc lớn.
Trong những ngày tới, Citigroup, Goldman Sachs và Bank of America sẽ báo cáo lợi nhuận, giữa lúc có những lo ngại về sự sụt giảm./.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,3%. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 43,81 điểm, hay 0,51%, lên 8.577,93 điểm, do hoạt động mua vào cuối phiên.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 11,82 điểm, hay 0,06%, lên 21.148,25 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 7,67 điểm, hay 0,4%, xuống 1.925,59 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 6,23 điểm, hay 0,3%, xuống 2.098,7 điểm. Chỉ số weighted của Đài Loan giảm 18,14 điểm, hay 0,24%, xuống 7.418,9 điểm.
Chỉ số S&P/ASX200 của Australia giảm 3,2 điểm, hay 0,07%, xuống 4.483,4 điểm.
Số liệu công bố cuối tuần từ Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cho thấy nguồn cung tiền M2 trong tháng Chín tăng mạnh hơn dự kiến, trong khi xuất khẩu tăng 9,9%, gấp đôi mức được nhận định, lên mức cao kỷ lục và nhập khẩu đã phục hồi. Điều này có nghĩa các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng của chính phủ đang phát huy tác dụng và hành động chính sách bổ sung có thể là không cần thiết.
Các thị trường đi xuống cũng bởi những hy vọng không còn nhiều về động thái mạnh mẽ của Trung Quốc nhằm thúc đẩy nền kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng của nước này trong tháng Chín tăng 1,9%, giảm so với 2% trong tháng Tám.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng đánh giá kỹ lưỡng hơn các số liệu có thể thấy Chính phủ và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ thận trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa.
Lạm phát phi thực phẩm đã tăng lên mức cao bảy tháng là 1,7%, điều đang làm giảm khả năng nới lỏng tiền tệ. Sự tập trung chú ý cũng dồn vào báo cáo công bố ngày 18/10 về GDP quý 3 của Trung Quốc.
Những thông tin tích cực về kinh tế Trung Quốc đã không xua tan được hoàn toàn những lo ngại về tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu, khi khủng hoảng nợ kéo dài ở Khu vực đồng euro (Eurozone) vẫn là trở lực.
Các nhà đầu tư nên lường trước sự hoảng loạn của thị trường trong ba hoặc bốn tháng tới, do sự không chắc chắn về sự hỗ trợ Tây Ban Nha và mối đe dọa "vách đá tài chính" đang lộ diện đối với kinh tế Mỹ.
Các thị trường hiện vẫn chưa có phản ứng đầy đủ với cái gọi là "vách đá tài chính" này, song đây là vấn đề sẽ gây ra rủi ro suy giảm đáng kể. Về vấn đề của Tây Ban Nha, các quan chức Eurozone nói nước này có thể đề nghị cứu trợ trong tháng 11, mở đường cho Ngân hàng Trung ương châu Âu tiến hành mua trái phiếu.
Trong khi đó, khi đã vào mùa báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong trạng thái thận trọng chờ đợi các kết quả kinh doanh sẽ được công bố.
Những nhận định hiện nay về lợi nhuận yếu hơn trong quý 3 đang góp phần vào sự đi xuống của các thị trường, song các báo cáo lợi nhuận thực tế có thể không gây nên cú sốc lớn.
Trong những ngày tới, Citigroup, Goldman Sachs và Bank of America sẽ báo cáo lợi nhuận, giữa lúc có những lo ngại về sự sụt giảm./.
Lê Minh (TTXVN)