Theo đó, để chủ động phòng, chống bệnh tay chân miệng không lâylan trong các nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo tăng cường truyền thông giáo dục cho trẻ em, học sinh thực hiện tốt cáchành vi vệ sinh cá nhân như vệ sinh răng, miệng; rửa tay sạch sẽ trướckhi ăn, sau khi chơi chung đồ chơi; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;đặc biệt chú ý xử lý phân, chất thải trong trường học để tránh lây lanmầm bệnh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho thầy giáo, côgiáo và cha mẹ học sinh kiến thức về các biện pháp phòng, chống bệnh taychân miệng; phải theo dõi trẻ hàng ngày, khi trẻ đến lớp, phát hiện sớmcác trường hợp có hiểu hiện sốt, loét miệng, phỏng nước để thông báocho gia đình và cơ quan y tế xử lý hịp thời.
Đối với trẻ mắcbệnh, phải được tiến hành cách ly y tế tại nhà và tại các cơ sở y tế ítnhất 10 ngày kể từ khi khởi bệnh và chỉ đến lớp khi hết các triệu chứngcủa bệnh. Khi có từ 2 trẻ trong một lớp trở lên bị mắc bệnh trong vòng 7ngày cần phải thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất; đồng thời đề xuấtphương án cho lớp nghỉ học 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh của ca cuốicùng để phòng tránh lây lan mầm bệnh.
Bên cạnh đó, các thầy, cô giáo vàbố mẹ học sinh cần phải vệ sinh dụng cụ học tập, đồ chơi, nhà vệ sinhhàng ngày bằng nước xà phòng và lau bằng dung dịch Chloramin B 2%; cácdụng cụ ăn uống như bát, đũa, cốc cần phải được ngâm, tráng nước sôitrước khi sử dụng.
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi đang học tại các nhàtrẻ, mẫu giáo. Bệnh lây theo đường tiếp xúc với đồ chơi bị nhiễm bệnh,ăn uống không đảm bảo vệ sinh, tiếp xúc với môi trường lớp học khôngsạch sẽ.../.