Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa cho phép Ban quản lý Quần thể Danh thắng Tràng An (Ninh Bình) phối hợp với Viện Khảo cổ học thăm dò khảo cổ tại một số địa điểm.
Đó là các địa điểm Hang Ốc (xã Yên Sơn, thị xã Tam Điệp); Động Núi Tướng (xã Sơn Hà, huyện Nho Quan); Hang Mòi (Trường Yên, Hoa Lư); Mái đá Hang Chợ, Mái đá Ông Hay, Mái đá Hang Vàng (Ninh Hải, Hoa Lư).
Theo đó, thời gian khai quật diễn ra trong vòng một tháng, bắt đầu tiến hành từ 11/4 đến 10/5 trên diện tích 24m2 với sáu hố (mỗi hố 4m2).
Trong thời gian thăm dò các cơ quan được cấp giấy phép có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố những kết luận khi chưa được cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa đồng ý.
Những hiện vật thu thập trong quá trình thăm dò được giao cho Bảo tàng tỉnh Ninh Bình giữ gìn, bảo quản; khi bàn giao phải có biên bản giao nhận, tránh để hiện vật hư hỏng, thất lạc.
Sau khi kết thúc đợt thăm dò chậm nhất ba tháng, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Ninh Bình, Ban quản lý Quần thể Danh thắng Tràng An (Ninh Bình) và Viện Khảo cổ học phải có báo cáo sơ bộ và sau một năm phải có báo cáo khoa học gửi về Cục Di sản Văn hóa.
Đồng thời, khi công bố kết quả của đợt thăm dò, các cơ quan được cấp giấy phép cần trao đổi với Cục Di sản văn hóa.
Ninh Bình là mảnh đất ngàn năm văn hiến, tồn tại ba triều đại vua Đinh, vua Lê và tiền Lý, có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp như Tam Cốc-Bích Động; khu du lịch sinh thái Tràng An; khu ngập nước Vân Long…
Việc thăm dò khảo cổ học vùng đất này sẽ góp phần tìm kiếm, lưu giữ hiện vật, cũng như có những đánh giá khoa học, lịch sử về mảnh đất, con người nơi đây./.
Đó là các địa điểm Hang Ốc (xã Yên Sơn, thị xã Tam Điệp); Động Núi Tướng (xã Sơn Hà, huyện Nho Quan); Hang Mòi (Trường Yên, Hoa Lư); Mái đá Hang Chợ, Mái đá Ông Hay, Mái đá Hang Vàng (Ninh Hải, Hoa Lư).
Theo đó, thời gian khai quật diễn ra trong vòng một tháng, bắt đầu tiến hành từ 11/4 đến 10/5 trên diện tích 24m2 với sáu hố (mỗi hố 4m2).
Trong thời gian thăm dò các cơ quan được cấp giấy phép có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố những kết luận khi chưa được cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa đồng ý.
Những hiện vật thu thập trong quá trình thăm dò được giao cho Bảo tàng tỉnh Ninh Bình giữ gìn, bảo quản; khi bàn giao phải có biên bản giao nhận, tránh để hiện vật hư hỏng, thất lạc.
Sau khi kết thúc đợt thăm dò chậm nhất ba tháng, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Ninh Bình, Ban quản lý Quần thể Danh thắng Tràng An (Ninh Bình) và Viện Khảo cổ học phải có báo cáo sơ bộ và sau một năm phải có báo cáo khoa học gửi về Cục Di sản Văn hóa.
Đồng thời, khi công bố kết quả của đợt thăm dò, các cơ quan được cấp giấy phép cần trao đổi với Cục Di sản văn hóa.
Ninh Bình là mảnh đất ngàn năm văn hiến, tồn tại ba triều đại vua Đinh, vua Lê và tiền Lý, có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp như Tam Cốc-Bích Động; khu du lịch sinh thái Tràng An; khu ngập nước Vân Long…
Việc thăm dò khảo cổ học vùng đất này sẽ góp phần tìm kiếm, lưu giữ hiện vật, cũng như có những đánh giá khoa học, lịch sử về mảnh đất, con người nơi đây./.
Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN)