Công tác xử lý chống thấm đập thủy điện Sông Tranh 2 sẽ được hoàn thành trước ngày 24/8 là khẳng định của ông Nguyễn Văn Lân, Phó Giám đốc Công ty Thủy điện Sông Tranh 2.
Theo đánh giá của ông Lân, giải pháp xử lý giảm lưu lượng thấm đập Thủy điện Sông Tranh 2 đã được các nhà thầu thi công đạt kết quả cao.
Sau gần 3 tháng triển khai đến nay, các nhà thầu đã thực hiện 80% khối lượng công việc với tổng lượng thấm giảm và thấp hơn so với yêu cầu đề ra trước khi xử lý. Trong đó, công tác thi công trên khô từ cao trình 140m đến 177m đã hoàn thành.
Công tác thi công xử lý thấm dưới nước từ cao trình 140m xuống chân đập (nơi có 10 khe nhiệt có lượng thấm lớn hơn) đã thực hiện được 70% khối lượng bằng việc phụt phụ gia chịu nước để bịt kín khe hở thân đập (LW polyurethane) và lắp tấm phủ chống rò rỉ SR (chất lấp đầy các khe nhiệt), đạt yêu cầu về kỹ thuật khi lưu lượng thấm trung bình qua 10 khe nhiệt này giảm 80%.
Riêng các khe 11 và 16 có độ thấm lớn giảm 90%. Tổng lưu lượng thấm qua các khe nhiệt đã giảm 98% (từ 21,2 lít/s xuống còn 0,4 lít/s).
Hiện Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Cơ quan thường trực Hội đồng nghiệm thu Nhà nước) đang tiến hành thu thập và đánh giá hồ sơ, tài liệu liên quan về thiết kế và thi công đập bê tông đầm lăn (RCC) để thẩm định an toàn đập Sông Tranh 2.
Theo dự kiến của cơ quan này, đến cuối tháng 8 này sẽ có báo cáo lần đầu về đánh giá an toàn đập và đến khoảng giữa tháng 9 tới sẽ có báo cáo cuối cùng.
Ban Quản lý dự án Thủy điện 3 cho biết nhìn từ thượng lưu về hạ lưu (theo hướng dòng chảy), toàn đập Sông Tranh 2 có 30 khe nhiệt; trong đó có 10 khe nhiệt độ thấm lớn chảy thành dòng ra bề mặt bê tông hạ lưu.
Thực hiện phương án xử lý giảm lưu lượng thấm đập Thủy điện Sông Tranh 2 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Xây dựng thủy lợi 4 (đơn vị Tổng thầu công trình) đã triển khai ký hợp đồng xử lý 20 khe nhiệt có độ thấm nhỏ với nhà thầu phụ là Trung tâm tư vấn chống ăn mòn và xây dựng (Viện Khoa học công nghệ xây dựng về chống thấm).
Đồng thời, Tổng công ty cũng ký hợp đồng với Zhejiang Huadong Engineering Science and Technology Development Co, Ltd (một đơn vị thuộc Viện Khảo sát thiết kế Hoa Đông-Trung Quốc) xử lý giảm lưu lượng thấm đối với 10 khe nhiệt có lượng thấm nhiều hơn.
Như vậy, với việc xử lý chống thấm kết thúc trước ngày 24/8, Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2 sẽ bắt đầu tích nước từ ngày 1/9, thời điểm bắt đầu mùa mưa ở miền Trung.
Ngoài việc xử lý công tác chống thấm tại đập, Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2 vẫn đảm bảo cung cấp điện lên lưới quốc gia phục vụ cho các giờ cao điểm ngày và cao điểm tối theo huy động của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia; đồng thời phục vụ tưới tiêu cho vùng hạ du sông Thu Bồn.
Phó Giám đốc Lân cho biết từ đầu năm đến nay, Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2 đã sản xuất trên 380,5 triệu kWh, đạt 67,23% kế hoạch năm và đạt 67,87% sản lượng thiết kế. Hai tổ máy (tổng công suất 190 MW) đang trong tình trạng hoạt động tốt và sẵn sàng phát ở công suất tối đa.
Hiện nay, để phục vụ xử lý chống thấm ở đập, nhà máy luôn phát qua các tổ máy bằng lưu lượng nước về hồ (nước về hồ bao nhiêu thì chạy máy bấy nhiêu) nhằm duy trì mực nước hồ ở mực nước chết (140m).
Dự kiến năm nay, nhà máy sẽ phát khoảng từ 700-800 triệu kWh, vượt kế hoạch khoảng 30% và vượt sản lượng thiết kế khoảng 8%.
Bên cạnh đó, suốt các tháng mùa khô năm nay (từ tháng 1 đến tháng 7), Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2 luôn phát vượt lưu lượng nước về hồ bình quân 1,41 lần phục vụ sản xuất nông nghiệp ở thành phố Hội An, các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc và Nông Sơn (Quảng Nam).
Riêng giai đoạn địa phương bố trí lịch đổ ải vụ Hè Thu (từ ngày 20/5 đến 10/6), lưu lượng phát của nhà máy vượt bình quân 2,1 lần lưu lượng nước về hồ với thời gian xả liên tục mỗi ngày 24/24h./.
Theo đánh giá của ông Lân, giải pháp xử lý giảm lưu lượng thấm đập Thủy điện Sông Tranh 2 đã được các nhà thầu thi công đạt kết quả cao.
Sau gần 3 tháng triển khai đến nay, các nhà thầu đã thực hiện 80% khối lượng công việc với tổng lượng thấm giảm và thấp hơn so với yêu cầu đề ra trước khi xử lý. Trong đó, công tác thi công trên khô từ cao trình 140m đến 177m đã hoàn thành.
Công tác thi công xử lý thấm dưới nước từ cao trình 140m xuống chân đập (nơi có 10 khe nhiệt có lượng thấm lớn hơn) đã thực hiện được 70% khối lượng bằng việc phụt phụ gia chịu nước để bịt kín khe hở thân đập (LW polyurethane) và lắp tấm phủ chống rò rỉ SR (chất lấp đầy các khe nhiệt), đạt yêu cầu về kỹ thuật khi lưu lượng thấm trung bình qua 10 khe nhiệt này giảm 80%.
Riêng các khe 11 và 16 có độ thấm lớn giảm 90%. Tổng lưu lượng thấm qua các khe nhiệt đã giảm 98% (từ 21,2 lít/s xuống còn 0,4 lít/s).
Hiện Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Cơ quan thường trực Hội đồng nghiệm thu Nhà nước) đang tiến hành thu thập và đánh giá hồ sơ, tài liệu liên quan về thiết kế và thi công đập bê tông đầm lăn (RCC) để thẩm định an toàn đập Sông Tranh 2.
Theo dự kiến của cơ quan này, đến cuối tháng 8 này sẽ có báo cáo lần đầu về đánh giá an toàn đập và đến khoảng giữa tháng 9 tới sẽ có báo cáo cuối cùng.
Ban Quản lý dự án Thủy điện 3 cho biết nhìn từ thượng lưu về hạ lưu (theo hướng dòng chảy), toàn đập Sông Tranh 2 có 30 khe nhiệt; trong đó có 10 khe nhiệt độ thấm lớn chảy thành dòng ra bề mặt bê tông hạ lưu.
Thực hiện phương án xử lý giảm lưu lượng thấm đập Thủy điện Sông Tranh 2 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Xây dựng thủy lợi 4 (đơn vị Tổng thầu công trình) đã triển khai ký hợp đồng xử lý 20 khe nhiệt có độ thấm nhỏ với nhà thầu phụ là Trung tâm tư vấn chống ăn mòn và xây dựng (Viện Khoa học công nghệ xây dựng về chống thấm).
Đồng thời, Tổng công ty cũng ký hợp đồng với Zhejiang Huadong Engineering Science and Technology Development Co, Ltd (một đơn vị thuộc Viện Khảo sát thiết kế Hoa Đông-Trung Quốc) xử lý giảm lưu lượng thấm đối với 10 khe nhiệt có lượng thấm nhiều hơn.
Như vậy, với việc xử lý chống thấm kết thúc trước ngày 24/8, Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2 sẽ bắt đầu tích nước từ ngày 1/9, thời điểm bắt đầu mùa mưa ở miền Trung.
Ngoài việc xử lý công tác chống thấm tại đập, Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2 vẫn đảm bảo cung cấp điện lên lưới quốc gia phục vụ cho các giờ cao điểm ngày và cao điểm tối theo huy động của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia; đồng thời phục vụ tưới tiêu cho vùng hạ du sông Thu Bồn.
Phó Giám đốc Lân cho biết từ đầu năm đến nay, Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2 đã sản xuất trên 380,5 triệu kWh, đạt 67,23% kế hoạch năm và đạt 67,87% sản lượng thiết kế. Hai tổ máy (tổng công suất 190 MW) đang trong tình trạng hoạt động tốt và sẵn sàng phát ở công suất tối đa.
Hiện nay, để phục vụ xử lý chống thấm ở đập, nhà máy luôn phát qua các tổ máy bằng lưu lượng nước về hồ (nước về hồ bao nhiêu thì chạy máy bấy nhiêu) nhằm duy trì mực nước hồ ở mực nước chết (140m).
Dự kiến năm nay, nhà máy sẽ phát khoảng từ 700-800 triệu kWh, vượt kế hoạch khoảng 30% và vượt sản lượng thiết kế khoảng 8%.
Bên cạnh đó, suốt các tháng mùa khô năm nay (từ tháng 1 đến tháng 7), Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2 luôn phát vượt lưu lượng nước về hồ bình quân 1,41 lần phục vụ sản xuất nông nghiệp ở thành phố Hội An, các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc và Nông Sơn (Quảng Nam).
Riêng giai đoạn địa phương bố trí lịch đổ ải vụ Hè Thu (từ ngày 20/5 đến 10/6), lưu lượng phát của nhà máy vượt bình quân 2,1 lần lưu lượng nước về hồ với thời gian xả liên tục mỗi ngày 24/24h./.
Mai Phương (TTXVN)