Dùng nông cụ đào mương nhỏ trên ruộng để nước mặn lắng xuống mương; tổ chức xả nước ra sông khi thủy triều xuống và chủ động đắp đê ngăn mặn trước khi nước mặn tràn vào ruộng là những cách làm tuy đơn giản, thủ công, không tốn kém nhưng mang lại hiệu quả cao chống xâm mặn có hiệu quả của nông dân tỉnh Cà Mau, đã được kiểm nghiệm sau nhiều năm thử nghiệm.
Ông Nguyễn Văn Thuận, lão nông ở ven biển Tây cho biết, về lâu dài, ông kiến nghị nhà nước cần đầu tư hệ thống thủy lợi, đê biển hoàn chỉnh, nhưng trước mắt bà con dùng biện pháp thủ công để cải tạo đất bị xâm mặn bước đầu cho thấy kết quả rất tốt.
Ông Lưu Minh Nhật, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Trần Văn Thời cho biết, trước mắt, tỉnh vận động nông dân tự chống xâm mặn với biện pháp truyền thống dân gian.
Về lâu dài, nhà nước sẽ đầu từ hệ thống thủy lợi bền vững để nước mặn không tràn vào đất sản xuất nông nghiệp như hiện nay.
Tỉnh Cà Mau có bờ biển dài 252km, do đó diện tích đất nông nghiệp ven biển bị nhiễm mặn rất nặng nề. Toàn tuyến đê biển Tây thuộc ba huyện Phú Tân, Trần Văn Thời và U Minh nước mặn đã xâm nhập sâu vào đất liền 2-3km. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị nhiễm mặn nặng lên tới trên 1.000ha./.
Ông Nguyễn Văn Thuận, lão nông ở ven biển Tây cho biết, về lâu dài, ông kiến nghị nhà nước cần đầu tư hệ thống thủy lợi, đê biển hoàn chỉnh, nhưng trước mắt bà con dùng biện pháp thủ công để cải tạo đất bị xâm mặn bước đầu cho thấy kết quả rất tốt.
Ông Lưu Minh Nhật, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Trần Văn Thời cho biết, trước mắt, tỉnh vận động nông dân tự chống xâm mặn với biện pháp truyền thống dân gian.
Về lâu dài, nhà nước sẽ đầu từ hệ thống thủy lợi bền vững để nước mặn không tràn vào đất sản xuất nông nghiệp như hiện nay.
Tỉnh Cà Mau có bờ biển dài 252km, do đó diện tích đất nông nghiệp ven biển bị nhiễm mặn rất nặng nề. Toàn tuyến đê biển Tây thuộc ba huyện Phú Tân, Trần Văn Thời và U Minh nước mặn đã xâm nhập sâu vào đất liền 2-3km. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị nhiễm mặn nặng lên tới trên 1.000ha./.
Trần Thành Nên (TTXVN)