Phát biểu trong ngày làm việc thứ hai (ngày 8/9) của Diễn đàn chính trị quốc tế lần thứ ba tổ chức ở thành phố Yaroslavl, Tổng thống Dmitry Medvedev khẳng định, chủ nghĩa ly khai và khủng bố vẫn là những thách thức nghiêm trọng đối với Nga.
Tổng thống Medvedev nhấn mạnh đã nhiều năm nay Liên bang Nga tiến hành cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và ly khai, khiến các lực lượng này bị suy yếu nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn.
Trong khi đó, tình trạng căng thẳng về sắc tộc ngày càng leo thang và trở nên nghiêm trọng do sự phân hoá xã hội theo mức sống ngày càng tăng.
Hiện ở Nga chênh lệch về thu nhập giữa 10% số người giàu nhất và 10% số người nghèo nhất đã lên tới 15 lần, trong khi số người giàu nhất chiếm gần 1/3 tổng thu nhập xã hội thì số người nghèo nhất chỉ chiếm 2% số thu nhập đó.
Trong ngày làm việc thứ hai và cũng là ngày cuối cùng của Diễn đàn chính trị quốc tế nêu trên, hơn 600 đại biểu từ hơn 30 nước thế giới đã tham gia ba phiên họp toàn thể và trao đổi ý kiến về các vấn đề di cư, bất bình đẳng xã hội, sự đa dạng văn hóa trong thời kỳ toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế.
Diễn đàn lần này đã chủ yếu đề cập các vấn đề an ninh toàn cầu, sự xuất hiện của các cuộc xung đột khu vực, phát triển các thể chế dân chủ trong các nước đa dân tộc và hoàn thiện cơ chế khắc phục bất bình đẳng xã hội./.
Tổng thống Medvedev nhấn mạnh đã nhiều năm nay Liên bang Nga tiến hành cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và ly khai, khiến các lực lượng này bị suy yếu nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn.
Trong khi đó, tình trạng căng thẳng về sắc tộc ngày càng leo thang và trở nên nghiêm trọng do sự phân hoá xã hội theo mức sống ngày càng tăng.
Hiện ở Nga chênh lệch về thu nhập giữa 10% số người giàu nhất và 10% số người nghèo nhất đã lên tới 15 lần, trong khi số người giàu nhất chiếm gần 1/3 tổng thu nhập xã hội thì số người nghèo nhất chỉ chiếm 2% số thu nhập đó.
Trong ngày làm việc thứ hai và cũng là ngày cuối cùng của Diễn đàn chính trị quốc tế nêu trên, hơn 600 đại biểu từ hơn 30 nước thế giới đã tham gia ba phiên họp toàn thể và trao đổi ý kiến về các vấn đề di cư, bất bình đẳng xã hội, sự đa dạng văn hóa trong thời kỳ toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế.
Diễn đàn lần này đã chủ yếu đề cập các vấn đề an ninh toàn cầu, sự xuất hiện của các cuộc xung đột khu vực, phát triển các thể chế dân chủ trong các nước đa dân tộc và hoàn thiện cơ chế khắc phục bất bình đẳng xã hội./.
(TTXVN/Vietnam+)