Sáng 16/10, tại Hà Nội, ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ đã gặp mặt đoàn giáo viên kiều bào về tập huấn giảng dạy tiếng Việt, lắng nghe kiến nghị của đoàn để điều chỉnh chính sách dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài được tốt hơn.
Đây là những giáo viên đang tham gia khóa tập huấn “giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên người Việt Nam ở nước ngoài” trong thời gian một tháng, do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức tại Hà Nội. Đa số giáo viên tham dự buổi gặp mặt đều là những giáo viên thiện nguyện, tham gia giảng dạy không có thù lao.
Tại buổi gặp mặt, các giáo viên đã cung cấp một số thông tin về tình hình dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai, việc sử dụng bộ tài liệu giảng dạy dùng chung; đồng thời bày tỏ nguyện vọng được Đảng, Nhà nước hỗ trợ bộ giáo trình mẫu và giúp đỡ một phần kinh phí duy trì lớp học. Các giáo viên dạy tiếng Việt tại Cộng hòa Liên bang Đức kiến nghị Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan hỗ trợ thành lập trường giảng dạy tiếng Việt tại nước Đức...
Ghi nhận những nỗ lực của các giáo viên trong việc quảng bá tiếng Việt, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài khi điều kiện còn hết sức khó khăn, thiếu thốn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, không có sự tâm huyết, không có tấm lòng với đất nước sẽ không thể làm được những điều đó.
Ông Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cáo tinh thần trách nhiệm, lòng yêu thương thế hệ trẻ của kiều bào, đây sẽ là những hạt nhân tích cực trong phong trào giảng dạy tiếng Việt tại cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài.
Đối với các kiến nghị của đoàn về việc cung cấp giáo trình màu, ông Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bộ Ngoại giao làm văn bản gửi Nhà xuất bản Giáo dục in thêm để các giáo viên có đủ tài liệu giảng dạy, đồng thời đề nghị các cơ quan liên quan có kế hoạch mở lớp bồi dưỡng và bàn bạc về kinh phí hỗ trợ cụ thể.
Ông Nguyễn Thiện Nhân gợi ý, cần lập hội giáo viên dạy tiếng Việt ở nước ngoài tại mỗi nước để tạo cơ chế thông tin, liên lạc, nắm bắt tình hình hoạt động của các giáo viên dạy tiếng Việt và trao đổi về phương pháp giảng dạy.
Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cần hướng dẫn về đầu mối để thành lập hội và các Hội trưởng cần có sự gặp gỡ, trao đổi hàng năm. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần rà soát chuẩn hóa quá trình đào tạo và giáo trình giảng dạy, đưa hoạt động tập huấn này thành hoạt động thường niên; xem xét tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục hoặc bằng khen cho những giáo viên có đóng góp tích cực trong việc giảng dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Thanh Sơn, việc hỗ trợ duy trì và đẩy mạnh việc dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một trong những nội dung quan trọng của công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, đang được các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước quan tâm, chú ý.
Hiện Việt Nam có khoảng 4 triệu kiều bào đang sinh sống tại trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bộ sách giáo khoa dùng chung do Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn đã được gửi đến nhiều quốc gia và được đánh giá tốt./.
Đây là những giáo viên đang tham gia khóa tập huấn “giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên người Việt Nam ở nước ngoài” trong thời gian một tháng, do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức tại Hà Nội. Đa số giáo viên tham dự buổi gặp mặt đều là những giáo viên thiện nguyện, tham gia giảng dạy không có thù lao.
Tại buổi gặp mặt, các giáo viên đã cung cấp một số thông tin về tình hình dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai, việc sử dụng bộ tài liệu giảng dạy dùng chung; đồng thời bày tỏ nguyện vọng được Đảng, Nhà nước hỗ trợ bộ giáo trình mẫu và giúp đỡ một phần kinh phí duy trì lớp học. Các giáo viên dạy tiếng Việt tại Cộng hòa Liên bang Đức kiến nghị Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan hỗ trợ thành lập trường giảng dạy tiếng Việt tại nước Đức...
Ghi nhận những nỗ lực của các giáo viên trong việc quảng bá tiếng Việt, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài khi điều kiện còn hết sức khó khăn, thiếu thốn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, không có sự tâm huyết, không có tấm lòng với đất nước sẽ không thể làm được những điều đó.
Ông Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cáo tinh thần trách nhiệm, lòng yêu thương thế hệ trẻ của kiều bào, đây sẽ là những hạt nhân tích cực trong phong trào giảng dạy tiếng Việt tại cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài.
Đối với các kiến nghị của đoàn về việc cung cấp giáo trình màu, ông Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bộ Ngoại giao làm văn bản gửi Nhà xuất bản Giáo dục in thêm để các giáo viên có đủ tài liệu giảng dạy, đồng thời đề nghị các cơ quan liên quan có kế hoạch mở lớp bồi dưỡng và bàn bạc về kinh phí hỗ trợ cụ thể.
Ông Nguyễn Thiện Nhân gợi ý, cần lập hội giáo viên dạy tiếng Việt ở nước ngoài tại mỗi nước để tạo cơ chế thông tin, liên lạc, nắm bắt tình hình hoạt động của các giáo viên dạy tiếng Việt và trao đổi về phương pháp giảng dạy.
Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cần hướng dẫn về đầu mối để thành lập hội và các Hội trưởng cần có sự gặp gỡ, trao đổi hàng năm. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần rà soát chuẩn hóa quá trình đào tạo và giáo trình giảng dạy, đưa hoạt động tập huấn này thành hoạt động thường niên; xem xét tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục hoặc bằng khen cho những giáo viên có đóng góp tích cực trong việc giảng dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Thanh Sơn, việc hỗ trợ duy trì và đẩy mạnh việc dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một trong những nội dung quan trọng của công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, đang được các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước quan tâm, chú ý.
Hiện Việt Nam có khoảng 4 triệu kiều bào đang sinh sống tại trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bộ sách giáo khoa dùng chung do Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn đã được gửi đến nhiều quốc gia và được đánh giá tốt./.
Chu Thanh Vân (TTXVN)