Chiều 11/11, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thành phố Yokohama của Nhật Bản, tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 18, theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan.
Hội nghị cấp cao APEC 18 với chủ đề “Đổi mới và hành động”, bao gồm hai phiên họp kín tập trung thảo luận chiến lược tăng trưởng và an ninh con người; đánh giá việc thực hiện các mục tiêu Bogor, liên kết kinh tế khu vực và Vòng đàm phán Doha.
Hội nghị cấp cao APEC 18 sẽ thông qua Tuyên bố của các nhà lãnh đạo APEC và ba văn kiện về “Chiến lược tăng trưởng APEC”, “Báo cáo đánh giá thực hiện các mục tiêu Bôgô” và “Lộ trình liên kết kinh tế khu vực của APEC sau năm 2010.”
Hội nghị cấp cao APEC 18 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi, tuy không đồng đều và đang có xu hướng chậm lại, đồng thời vẫn còn tiềm ẩn nhiều thách thức và rủi ro. Quá trình tái cấu trúc nền kinh tế thế giới và cải tổ các thể chế tài chính quốc tế tiếp tục chuyển biến theo hướng đa cực hơn.
Châu Á-Thái Bình Dương, nhất là khu vực Đông Á, là động lực tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. APEC tiếp tục là một trong những cơ chế hợp tác quan trọng ở khu vực. Đồng thời, những vấn đề lớn tiếp tục đặt ra đối với APEC là cần có động lực mới để tăng cường hợp tác và củng cố vị thế của Diễn đàn trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế thế giới.
Các nền kinh tế thành viên APEC chiếm khoảng 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới, 57% thương mại toàn cầu, 9 thành viên APEC thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20).
Với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hướng tới xây dựng một cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương thịnh vượng, năng động và hài hòa, APEC đã triển khai hàng nghìn sáng kiến dưới dạng hỗ trợ xây dựng năng lực tập trung vào các lĩnh vực tự do hóa thương mại và đầu tư, liên kết kinh tế khu vực, hợp tác kinh tế-kỹ thuật, an ninh con người và bảo đảm môi trường kinh doanh thuận lợi và bền vững.
Hàng năm, APEC dành hàng triệu USD cho các hoạt động nâng cao năng lực.
Theo chương trình, chiều 12/11, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tham dự Hội nghị cấp cao Doanh nghiệp APEC 2010. Tại đây, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết là một trong 5 diễn giả phát biểu trước các doanh nghiệp của khối APEC, với chủ đề “Vai trò của liên kết kinh tế ASEAN tại châu Á-Thái Bình Dương.”
Cùng ngày, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng sẽ gặp các tổ chức nghị sĩ hữu nghị Nhật-Việt, tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Nhật Bản./.
Hội nghị cấp cao APEC 18 với chủ đề “Đổi mới và hành động”, bao gồm hai phiên họp kín tập trung thảo luận chiến lược tăng trưởng và an ninh con người; đánh giá việc thực hiện các mục tiêu Bogor, liên kết kinh tế khu vực và Vòng đàm phán Doha.
Hội nghị cấp cao APEC 18 sẽ thông qua Tuyên bố của các nhà lãnh đạo APEC và ba văn kiện về “Chiến lược tăng trưởng APEC”, “Báo cáo đánh giá thực hiện các mục tiêu Bôgô” và “Lộ trình liên kết kinh tế khu vực của APEC sau năm 2010.”
Hội nghị cấp cao APEC 18 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi, tuy không đồng đều và đang có xu hướng chậm lại, đồng thời vẫn còn tiềm ẩn nhiều thách thức và rủi ro. Quá trình tái cấu trúc nền kinh tế thế giới và cải tổ các thể chế tài chính quốc tế tiếp tục chuyển biến theo hướng đa cực hơn.
Châu Á-Thái Bình Dương, nhất là khu vực Đông Á, là động lực tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. APEC tiếp tục là một trong những cơ chế hợp tác quan trọng ở khu vực. Đồng thời, những vấn đề lớn tiếp tục đặt ra đối với APEC là cần có động lực mới để tăng cường hợp tác và củng cố vị thế của Diễn đàn trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế thế giới.
Các nền kinh tế thành viên APEC chiếm khoảng 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới, 57% thương mại toàn cầu, 9 thành viên APEC thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20).
Với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hướng tới xây dựng một cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương thịnh vượng, năng động và hài hòa, APEC đã triển khai hàng nghìn sáng kiến dưới dạng hỗ trợ xây dựng năng lực tập trung vào các lĩnh vực tự do hóa thương mại và đầu tư, liên kết kinh tế khu vực, hợp tác kinh tế-kỹ thuật, an ninh con người và bảo đảm môi trường kinh doanh thuận lợi và bền vững.
Hàng năm, APEC dành hàng triệu USD cho các hoạt động nâng cao năng lực.
Theo chương trình, chiều 12/11, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tham dự Hội nghị cấp cao Doanh nghiệp APEC 2010. Tại đây, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết là một trong 5 diễn giả phát biểu trước các doanh nghiệp của khối APEC, với chủ đề “Vai trò của liên kết kinh tế ASEAN tại châu Á-Thái Bình Dương.”
Cùng ngày, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng sẽ gặp các tổ chức nghị sĩ hữu nghị Nhật-Việt, tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Nhật Bản./.
(TTXVN/Vietnam+)