Chủ tịch Phòng Năng lượng châu Phi bày tỏ quan điểm về đẩy mạnh khai thác dầu khí ở lục địa này

JOHANNESBURG, NAM PHI- EQS Newswire – Ông NJ Ayuk là Chủ tịch điều hành của Phòng Năng lượng châu Phi (African Energy Chamber), Giám đốc điều hành (CEO) của Công ty luật Centurion Law Group, đồng thời là tác giả của một số cuốn sách về ngành công nghiệp dầu khí ở châu Phi, trong […]

JOHANNESBURG, NAM PHI- EQS Newswire – Ông NJ Ayuk là Chủ tịch điều hành của Phòng Năng lượng châu Phi (African Energy Chamber), Giám đốc điều hành (CEO) của Công ty luật Centurion Law Group, đồng thời là tác giả của một số cuốn sách về ngành công nghiệp dầu khí ở châu Phi, trong đó có cuốn “Billions at Play: The Future of African Energy and Doing Deals” (tạm dịch: “Nhiều tỷ dollar trong cuộc chơi: Tương lai của Năng lượng châu Phi và thực hiện các giao dịch”).

Mới đây, ông NJ Ayuk đã bày tỏ một cách rõ ràng quan điểm của mình trong lĩnh vực năng lượng ở châu Phi nói chung và khai thác dầu khí nói riêng ở lục địa này, nhất là sau khi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development – OECD) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (International Energy Agency – IEA) đưa ra những nhận xét và bình luận chính thức về những vấn đề trên.

Dưới đây là tóm lược một số ý kiến của ông NJ Ayuk về những nội dung này.

Đầu tháng 6 này, OECD và IEA đã mô tả tình trạng giá dầu thô ở mức thấp do đại dịch COVID-19 gây ra là “cơ hội vàng” để các chính phủ các nước loại bỏ việc hỗ trợ nhiên liệu hóa thạch và mở ra trong một kỷ nguyên mới của các nguồn năng lượng tái tạo.

Trong tuyên bố chung của OECD-IEA, ông Angel Gurría, Tổng thư ký OECD nhận định: “Trợ cấp nhiên liệu hóa thạch là việc sử dụng tiền công không hiệu quả và phục vụ để làm trầm trọng thêm khí thải nhà kính và ô nhiễm không khí. Mặc dù mối quan tâm hàng đầu của chúng ta hiện nay phải là hỗ trợ các nền kinh tế và xã hội vượt qua cuộc khủng hoảng đại dịch COVID-19, song chúng ta nên nắm bắt cơ hội này để cải cách việc trợ cấp và sử dụng các quỹ công cộng theo cách có lợi nhất cho mọi người và trái đất” .

Bình luận về tuyên bố này, ông NJ Ayuk cho rằng, việc gây áp lực lên các chính phủ để ngừng hỗ trợ nhiên liệu hóa thạch chắc chắn sẽ không tốt cho các công ty dầu khí châu Phi. Và điều này thậm chí có thể hết sức có hại cho các cộng đồng đang xem xét các sáng kiến ​​về năng lượng dầu khí để mang lại cho họ nguồn điện đáng tin cậy. Ông NJ Ayuk nhận xét: “Các cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu – và lời kêu gọi để lại nhiên liệu hóa thạch trong lòng đất – phần lớn là câu chuyện của các quốc gia phát triển. Đây không phải là mong muốn của những người châu Phi có thu nhập thấp… Có khoảng 840 triệu người châu Phi, chủ yếu ở các nước cận Sahara, không được sử dụng điện. Hàng trăm triệu người chỉ có thể tiếp cận nguồn điện ở mức hạn chế, không đáng tin cậy”.

Ông NJ Ayuk cho biết thêm: “Tình trạng thiếu điện đang là vấn đề nghiêm trọng đối với châu Phi. Hiện chỉ có 28% bệnh viện, các cơ sở chăm sóc sức khỏe của vùng hạ Sahara ở châu Phi thường xuyên có điện… Tất cả những điều này khiến cuộc sống của người châu Phi bị đe dọa nghiêm trọng, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang hoành hành dữ dội trên phạm vi toàn thế giới”.

Cũng theo ông NJ Ayuk, một trong những lợi ích của hoạt động dầu khí ở châu Phi là mang lại cơ hội cho cả các công ty bản địa và cho các công ty nước ngoài. Và khi các công ty nước ngoài tuân thủ pháp luật địa phương, họ sẽ đầu tư vào cộng đồng nơi họ làm việc. Châu Phi cần những khoản đầu tư đó, đặc biệt là các chương trình đào tạo và giáo dục trao quyền cho mọi người để có cuộc sống tốt hơn cho chính họ.

Vì thế, ông NJ Ayuk cho rằng, trong tương lai gần, các nước châu Phi và các tập đoàn dầu khí châu Phi và các tập đoàn dầu khí đa quốc gia vẫn phải tiếp tục đẩy mạnh khai thác dầu khí như là một cách giảm nghèo hiệu quả, cải thiện đời sống và phát triển kinh tế.

Ông NJ Ayuk kết luận: “Tôi hiểu và tôn trọng cam kết của OECD và IEA trong việc ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu. Nhưng điều này chưa thích hợp với châu Phi. Châu Phi hoàn toàn có quyền làm giàu lên nhờ vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên của chính mình”.

EQS Newswire hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này.

Tin cùng chuyên mục