Chiều 17/8, tiếp tục Phiên họp thứ 10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã cho ý kiến về dự án Luật phòng, chống khủng bố.
Các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Thứ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thay mặt Ban soạn thảo trình bày Tờ trình dự án Luật phòng, chống khủng bố; nghe Chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa trình bày báo cáo thẩm tra dự án này.
Theo đánh giá của cơ quan soạn thảo, trong những năm gần đây, hoạt động khủng bố có xu hướng gia tăng với nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi và tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng, khủng bố có tổ chức xuyên quốc gia đang trở thành thách thức lớn đối với hòa bình, an ninh quốc tế. Hành vi khủng bố là một trong những loại hành vi đặc biệt nguy hiểm, xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người và đe dọa nghiêm trọng đến an ninh, trật tự của các quốc gia và cả cộng đồng quốc tế. Vì vậy, hợp tác đấu tranh phòng, chống khủng bố là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia và vùng lãnh thổ.
Việc xây dựng Luật Phòng chống khủng bố nhằm thực hiện Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, đồng thời góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và đáp ứng tình hình thực tế trong nước và quốc tế. Với ý nghĩa là một đạo luật chuyên ngành về phòng, chống khủng bố, dự án luật nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện và đồng bộ để đấu tranh phòng, chống khủng bố có hiệu quả hơn và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố.
Dự án Luật Phòng chống khủng bố được xây dựng còn nhằm đảm bảo độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia; trên cơ sở kế thừa các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống khủng bố trong những năm qua và phù hợp thực tế Việt Nam và từ việc tổng kết toàn diện về lý luận, pháp luật và kinh nghiệm tổ chức thực hiện các hoạt động phòng, chống khủng bố ở nước ta trong những năm qua.
Tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành và đánh giá cao ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra trong việc xây dựng, thẩm tra dự án Luật phòng, chống khủng bố đồng thời tập trung thảo luận về các nội dung, như: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; các định nghĩa cần được xác định như: khủng bố, đối tượng khủng bố, cơ quan phòng, chống khủng bố; phân biệt hành vi khủng bố trong Dự án luật so với tội danh khủng bố trong Bộ Luật hình sự...; quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về các quy định phòng ngừa các hoạt động khủng bố, quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia phòng, chống khủng bố và quan hệ phối hợp giữa các cơ quan trong phòng, chống khủng bố ở Việt Nam.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát lại các điều khoản trong dự án Luật nhằm mục đích đảm bảo tính phòng ngừa từ xa các hành vi khủng bố; phân tách những điều khoản, nhóm vấn đề đã được đề cập trong Luật phòng, chống rửa tiền. Các ý kiến cũng đề nghị dự án Luật cần quy định cơ chế phối hợp chỉ huy việc phòng chống khủng bố theo hướng có sự tham gia chỉ đạo, phối hợp từ cấp trung ương đến địa phương để đảm bảo tính đồng bộ trong việc phòng, chống khủng bố.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã thay mặt Ban soạn thảo, giải trình các câu hỏi và tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tiếp tục hoàn thiện dự án Luật./.
Các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Thứ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thay mặt Ban soạn thảo trình bày Tờ trình dự án Luật phòng, chống khủng bố; nghe Chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa trình bày báo cáo thẩm tra dự án này.
Theo đánh giá của cơ quan soạn thảo, trong những năm gần đây, hoạt động khủng bố có xu hướng gia tăng với nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi và tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng, khủng bố có tổ chức xuyên quốc gia đang trở thành thách thức lớn đối với hòa bình, an ninh quốc tế. Hành vi khủng bố là một trong những loại hành vi đặc biệt nguy hiểm, xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người và đe dọa nghiêm trọng đến an ninh, trật tự của các quốc gia và cả cộng đồng quốc tế. Vì vậy, hợp tác đấu tranh phòng, chống khủng bố là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia và vùng lãnh thổ.
Việc xây dựng Luật Phòng chống khủng bố nhằm thực hiện Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, đồng thời góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và đáp ứng tình hình thực tế trong nước và quốc tế. Với ý nghĩa là một đạo luật chuyên ngành về phòng, chống khủng bố, dự án luật nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện và đồng bộ để đấu tranh phòng, chống khủng bố có hiệu quả hơn và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố.
Dự án Luật Phòng chống khủng bố được xây dựng còn nhằm đảm bảo độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia; trên cơ sở kế thừa các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống khủng bố trong những năm qua và phù hợp thực tế Việt Nam và từ việc tổng kết toàn diện về lý luận, pháp luật và kinh nghiệm tổ chức thực hiện các hoạt động phòng, chống khủng bố ở nước ta trong những năm qua.
Tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành và đánh giá cao ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra trong việc xây dựng, thẩm tra dự án Luật phòng, chống khủng bố đồng thời tập trung thảo luận về các nội dung, như: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; các định nghĩa cần được xác định như: khủng bố, đối tượng khủng bố, cơ quan phòng, chống khủng bố; phân biệt hành vi khủng bố trong Dự án luật so với tội danh khủng bố trong Bộ Luật hình sự...; quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về các quy định phòng ngừa các hoạt động khủng bố, quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia phòng, chống khủng bố và quan hệ phối hợp giữa các cơ quan trong phòng, chống khủng bố ở Việt Nam.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát lại các điều khoản trong dự án Luật nhằm mục đích đảm bảo tính phòng ngừa từ xa các hành vi khủng bố; phân tách những điều khoản, nhóm vấn đề đã được đề cập trong Luật phòng, chống rửa tiền. Các ý kiến cũng đề nghị dự án Luật cần quy định cơ chế phối hợp chỉ huy việc phòng chống khủng bố theo hướng có sự tham gia chỉ đạo, phối hợp từ cấp trung ương đến địa phương để đảm bảo tính đồng bộ trong việc phòng, chống khủng bố.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã thay mặt Ban soạn thảo, giải trình các câu hỏi và tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tiếp tục hoàn thiện dự án Luật./.
Quang Vũ (TTXVN)