Tổng thống Lebanon Michel Suleiman đã chỉ định nhà tỷ phú Najib Mikati đứng ra thành lập chính phủ mới sau khi Nội các của ông Saad Hariri sụp đổ vì vụ từ chức tập thể của các bộ trưởng thuộc Hezbollah.
Tuy nhiên, lựa chọn này ít được kỳ vọng sẽ mở ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua ở đất nước “cây thông tuyết” này.
Ít ai có thể ngờ rằng dư âm sau vụ sát hại cựu Thủ tướng Lebanon Rafic Hariri hồi tháng 2/2005 lại đủ mạnh để làm sụp đổ chính phủ nước này sáu năm sau đó.
Do bất đồng về cách thức phản ứng trước việc Tòa án đặc biệt về Lebanon (STL) của Liên hợp quốc có kế hoạch truy tố các thành viên Hezbollah về tội sát hại ông Hariri-cha, 10 bộ trưởng của Hezbollah và một bộ trưởng thân cận với Tổng thống Suleiman đã đồng loạt từ bỏ nhiệm sở, khiến chính phủ liên minh mong manh của con trai ông Hariri sụp đổ.
Hezbollah bác bỏ mọi dính líu tới vụ án này và cáo buộc tòa án của Liên hợp quốc “phục vụ toan tính chính trị của Mỹ và Israel."
Quyết định từ chức tập thể này dường như là thất bại của nỗ lực trung gian hòa giải kéo dài 5 tháng qua của Syria và Arập Xêút - hai nước có ảnh hưởng lớn tại Lebanon.
Sự sụp đổ của Chính phủ Lebanon cũng được cho là một kết cục không tránh khỏi vì chính phủ đó thực chất là một "cuộc hôn nhân bất đắc dĩ" giữa một bên là ông Hariri được phương Tây hậu thuẫn, với bên kia là phong trào Hezbollah được lòng dân hơn và được ví như “quả đấm thép” bảo vệ an ninh cho Lebanon, nhưng bị phương Tây coi là tổ chức khủng bố. Tình cảnh “đồng sàng dị mộng” ắt có ngày dẫn tới chia ly.
Giới chuyên gia nhận định vụ từ chức tập thể vừa qua như một cú ra đòn của Hezbollah, chứng tỏ lực lượng vũ trang hùng mạnh nhất ở Lebanon này đang nỗ lực tăng cường quyền lực chính trị của mình.
Chiến thắng tiếp theo của phong trào này là việc ông Mikati, ứng cử viên mà Hezbollah ủng hộ, được Tổng thống Suleiman chỉ định làm thủ tướng. Với 68/128 phiếu tán thành tại Quốc hội, ông Mikati được quyền đứng ra thành lập chính phủ mới.
Những năm qua, Washington vẫn cố đưa Lebanon vào phạm vi ảnh hưởng của phương Tây, vì điều đó đồng nghĩa với việc dập tắt ảnh hưởng của Hezbollah, Syria và Iran. Nhưng với sức mạnh quân sự đã có và sức mạnh chính trị đang lên, phong trào của người Shiite này đã chứng minh rằng khối thân phương Tây không thể điều hành đất nước mà không có họ.
Chuyên gia Paul Salem, Giám đốc Trung tâm Trung Đông Carnegie ở Beirut, nhận định Hezbollah sẽ chứng minh rằng họ có thể thống trị Lebanon mà không cần sử dụng súng đạn.
Thủ tướng Mikati, 55 tuổi, nổi tiếng là một chính khách ôn hòa, có quan hệ mật thiết với Syria. Là một người điềm tĩnh, tốt nghiệp hai trường đại học danh tiếng INSEAD của Pháp và Harvard của Mỹ, ông Mikati không chỉ được Syria mà cả Arập Xêút và Pháp ủng hộ làm Thủ tướng mới ở Lebanon, bất chấp việc Mỹ bày tỏ lo ngại về tầm ảnh hưởng của Hezbollah đằng sau ông Mikati.
Ở trong nước, sự ủng hộ mà ông Mikati có được trong cộng đồng người Sunni không lớn bằng ông Hariri. Sau vụ không kích năm 1999 của Israel vào một nhà máy điện của Lebanon cách phủ tổng thống không xa, ông đã lên án hành động quân sự leo thang của Tel Aviv và nhấn mạnh rằng Chính phủ Lebanon nên tiếp tục ủng hộ “phong trào kháng chiến” do Hezbollah lãnh đạo tại vùng đất bị chiếm đóng ở miền Nam Lebanon.
Giờ đây, dù ông Mikati khẳng định “không liên quan đến Hezbollah," chủ trương ôn hòa và cam kết thành lập một chính phủ đoàn kết để bảo vệ sự thống nhất và chủ quyền của đất nước, nhưng đảng “Phong trào Tương lai” và bản thân ông Hariri đã tuyên bố không tham gia chính phủ do ông Mikati đứng đầu.
Vậy là vẫn chưa thấy “ánh sáng cuối đường hầm” cho cuộc khủng hoảng tại Lebanon. Việc ông Mikati làm Thủ tướng đã lập tức gây ra sự giận dữ trong cộng đồng người Sunni chiếm đa số ở Lebanon, vốn luôn coi ông Hariri là nhà lãnh đạo của mình. Lebanon vì thế đã phải chứng kiến sự tái diễn các cuộc biểu tình trên đường phố, kéo theo bạo lực từng đẩy đất nước này vào cảnh “nồi da nấu thịt."
Ngay cả trong trường hợp ông Mikati thuyết phục được phe của ông Hariri tham gia chính phủ đoàn kết, vẫn chưa thể biết ông Mikati sẽ xử trí thế nào khi tòa án của Liên hợp quốc công bố cáo trạng vào cuối tháng Hai theo hướng buộc tội một số thành viên của Hezbollah tham gia vụ ám sát ông Hariri-cha. Sẽ lại là một cuộc giằng xé và hoàn toàn có thể kéo theo đổ vỡ.
Tình hình ở Lebanon đương nhiên sẽ tác động mạnh đến các nước láng giềng, thậm chí toàn bộ khu vực Trung Đông. Chưa hết, đất nước “cây thông tuyết” vốn bị chia năm xẻ bảy với hàng chục chính đảng, sẽ bị xâu xé thêm một lần nữa bởi mâu thuẫn gia tăng giữa các nước Arập liên quan đến vấn đề Lebanon. Tiến trình hòa bình Trung Đông cũng sẽ vì thế mà bị đẩy lùi thêm một bước./.
Tuy nhiên, lựa chọn này ít được kỳ vọng sẽ mở ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua ở đất nước “cây thông tuyết” này.
Ít ai có thể ngờ rằng dư âm sau vụ sát hại cựu Thủ tướng Lebanon Rafic Hariri hồi tháng 2/2005 lại đủ mạnh để làm sụp đổ chính phủ nước này sáu năm sau đó.
Do bất đồng về cách thức phản ứng trước việc Tòa án đặc biệt về Lebanon (STL) của Liên hợp quốc có kế hoạch truy tố các thành viên Hezbollah về tội sát hại ông Hariri-cha, 10 bộ trưởng của Hezbollah và một bộ trưởng thân cận với Tổng thống Suleiman đã đồng loạt từ bỏ nhiệm sở, khiến chính phủ liên minh mong manh của con trai ông Hariri sụp đổ.
Hezbollah bác bỏ mọi dính líu tới vụ án này và cáo buộc tòa án của Liên hợp quốc “phục vụ toan tính chính trị của Mỹ và Israel."
Quyết định từ chức tập thể này dường như là thất bại của nỗ lực trung gian hòa giải kéo dài 5 tháng qua của Syria và Arập Xêút - hai nước có ảnh hưởng lớn tại Lebanon.
Sự sụp đổ của Chính phủ Lebanon cũng được cho là một kết cục không tránh khỏi vì chính phủ đó thực chất là một "cuộc hôn nhân bất đắc dĩ" giữa một bên là ông Hariri được phương Tây hậu thuẫn, với bên kia là phong trào Hezbollah được lòng dân hơn và được ví như “quả đấm thép” bảo vệ an ninh cho Lebanon, nhưng bị phương Tây coi là tổ chức khủng bố. Tình cảnh “đồng sàng dị mộng” ắt có ngày dẫn tới chia ly.
Giới chuyên gia nhận định vụ từ chức tập thể vừa qua như một cú ra đòn của Hezbollah, chứng tỏ lực lượng vũ trang hùng mạnh nhất ở Lebanon này đang nỗ lực tăng cường quyền lực chính trị của mình.
Chiến thắng tiếp theo của phong trào này là việc ông Mikati, ứng cử viên mà Hezbollah ủng hộ, được Tổng thống Suleiman chỉ định làm thủ tướng. Với 68/128 phiếu tán thành tại Quốc hội, ông Mikati được quyền đứng ra thành lập chính phủ mới.
Những năm qua, Washington vẫn cố đưa Lebanon vào phạm vi ảnh hưởng của phương Tây, vì điều đó đồng nghĩa với việc dập tắt ảnh hưởng của Hezbollah, Syria và Iran. Nhưng với sức mạnh quân sự đã có và sức mạnh chính trị đang lên, phong trào của người Shiite này đã chứng minh rằng khối thân phương Tây không thể điều hành đất nước mà không có họ.
Chuyên gia Paul Salem, Giám đốc Trung tâm Trung Đông Carnegie ở Beirut, nhận định Hezbollah sẽ chứng minh rằng họ có thể thống trị Lebanon mà không cần sử dụng súng đạn.
Thủ tướng Mikati, 55 tuổi, nổi tiếng là một chính khách ôn hòa, có quan hệ mật thiết với Syria. Là một người điềm tĩnh, tốt nghiệp hai trường đại học danh tiếng INSEAD của Pháp và Harvard của Mỹ, ông Mikati không chỉ được Syria mà cả Arập Xêút và Pháp ủng hộ làm Thủ tướng mới ở Lebanon, bất chấp việc Mỹ bày tỏ lo ngại về tầm ảnh hưởng của Hezbollah đằng sau ông Mikati.
Ở trong nước, sự ủng hộ mà ông Mikati có được trong cộng đồng người Sunni không lớn bằng ông Hariri. Sau vụ không kích năm 1999 của Israel vào một nhà máy điện của Lebanon cách phủ tổng thống không xa, ông đã lên án hành động quân sự leo thang của Tel Aviv và nhấn mạnh rằng Chính phủ Lebanon nên tiếp tục ủng hộ “phong trào kháng chiến” do Hezbollah lãnh đạo tại vùng đất bị chiếm đóng ở miền Nam Lebanon.
Giờ đây, dù ông Mikati khẳng định “không liên quan đến Hezbollah," chủ trương ôn hòa và cam kết thành lập một chính phủ đoàn kết để bảo vệ sự thống nhất và chủ quyền của đất nước, nhưng đảng “Phong trào Tương lai” và bản thân ông Hariri đã tuyên bố không tham gia chính phủ do ông Mikati đứng đầu.
Vậy là vẫn chưa thấy “ánh sáng cuối đường hầm” cho cuộc khủng hoảng tại Lebanon. Việc ông Mikati làm Thủ tướng đã lập tức gây ra sự giận dữ trong cộng đồng người Sunni chiếm đa số ở Lebanon, vốn luôn coi ông Hariri là nhà lãnh đạo của mình. Lebanon vì thế đã phải chứng kiến sự tái diễn các cuộc biểu tình trên đường phố, kéo theo bạo lực từng đẩy đất nước này vào cảnh “nồi da nấu thịt."
Ngay cả trong trường hợp ông Mikati thuyết phục được phe của ông Hariri tham gia chính phủ đoàn kết, vẫn chưa thể biết ông Mikati sẽ xử trí thế nào khi tòa án của Liên hợp quốc công bố cáo trạng vào cuối tháng Hai theo hướng buộc tội một số thành viên của Hezbollah tham gia vụ ám sát ông Hariri-cha. Sẽ lại là một cuộc giằng xé và hoàn toàn có thể kéo theo đổ vỡ.
Tình hình ở Lebanon đương nhiên sẽ tác động mạnh đến các nước láng giềng, thậm chí toàn bộ khu vực Trung Đông. Chưa hết, đất nước “cây thông tuyết” vốn bị chia năm xẻ bảy với hàng chục chính đảng, sẽ bị xâu xé thêm một lần nữa bởi mâu thuẫn gia tăng giữa các nước Arập liên quan đến vấn đề Lebanon. Tiến trình hòa bình Trung Đông cũng sẽ vì thế mà bị đẩy lùi thêm một bước./.
Bích Liên (TTXVN/Vietnam+)