Chiều 14/4, tại Hà Nội, sau khi xem xét và cho ý kiến vào Dự thảo Nghị quyết về việc ban hành Biểu thuế suất thuế tài nguyên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định chưa thông qua Dự thảo này.
Ban soạn thảo và các cơ quan hữu quan sẽ tiếp tục tiếp thu ý kiến của các Ủy viên Ủy ban và hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết.
Trong báo cáo thẩm tra Dự thảo Nghị quyết, Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội đã bày tỏ quan điểm đồng tình về sự cần thiết ban hành Nghị quyết.
Tuy nhiên, Ủy ban này cũng cho rằng dù mức thuế suất được quy định trong Biểu thuế suất về cơ bản được xác định rõ ràng đối với một số tài nguyên cụ thể; đối với nhóm tài nguyên không tái tạo đã điều chỉnh thuế suất cao hơn mức hiện hành, nhưng một số quy định trong Biểu thuế suất vẫn còn những điểm cần tiếp tục hoàn chỉnh; đơn cử như về căn cứ xác định mức thuế suất cụ thể.
Theo đó, việc xác định thuế suất là vấn đề cốt lõi của một sắc thuế phải được dựa trên những luận cứ khoa học chặt chẽ và căn cứ thực tiễn xác đáng. Điều này chưa được làm rõ trong Tờ trình của Dự thảo Nghị quyết; nhất là thuế suất đối với nhiều tài nguyên được điều chỉnh tăng, song chưa làm rõ lý do của việc tăng thuế suất. Vì vậy, đề nghị Chính phủ cần làm rõ căn cứ tính thuế đối với tài nguyên, tránh áp dụng thuế suất chủ quan, gây khó khăn cho thực thi chính sách.
Ủy ban Tài chính-Ngân sách cho rằng yêu cầu đặt ra đối với việc ban hành Biểu thuế suất là phải xác định cụ thể thuế suất đối với từng loại tài nguyên riêng biệt.
Tuy nhiên, đối với nhiều tài nguyên, Dự thảo Biểu thuế suất chưa quy định thuế suất riêng biệt mà vẫn quy định theo nhóm và áp dụng một mức thuế suất chung cho nhiều tài nguyên. Ngoài ra, Dự thảo vẫn quy định nhóm “khoáng sản kim loại khác,” nhóm “khoáng sản không kim loại khác”... mà không xác định đó là loại khoáng sản nào.
Việc quy định như Dự thảo một mặt chưa bảo đảm tính thống nhất với quy định của Luật thuế tài nguyên; mặt khác có thể dẫn đến bất cập trong quá trình áp dụng, đặc biệt khi cần điểu chỉnh thuế suất đối với một tài nguyên cụ thể trong một thời điểm nhất định.
Đa số đại biểu đồng tình với quan điểm của Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội về sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết về việc ban hành Biểu thuế suất thuế tài nguyên, góp phần thể hiện mức độ điều tiết của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Kso Phước và một số đại biểu khác lại bày tỏ băn khoăn về các biểu thuế suất được thể hiện chưa rõ ràng đối với từng loại tài nguyên, thuế suất của hầu hết tài nguyên thuộc nhóm khoáng sản kim loại đều tăng so với hiện hành và tăng ở mức đồng đều hầu hết tài nguyên là 3% (trừ vàng và đất hiếm).
Các đại biểu cho rằng để xây dựng được mức thuế với từng loại tài nguyên, cần nghiên cứu toàn diện đối với từng mặt hàng riêng biệt để có mức thuế phù hợp. Nếu tính như hiện nay là không có căn cứ.
Đại biểu Nguyễn Văn Thuận nhấn mạnh phải tính được trữ lượng, khả năng tái tạo của mỗi loại khoáng sản, để xác định mức thuế phù hợp. Nhiều đại biểu đề nghị làm rõ căn cứ để Ban soạn thảo xây dựng khung thuế suất mới.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Hà Văn Hiền và một số đại biểu cho rằng chính sách thuế cần theo hướng khuyến khích để sản xuất, không nên nặng về quản lý tài nguyên. Nên sử dụng tài nguyên để thúc đẩy phát triển. Cần căn cứ vào mức thuế hiện hành, điều tra, khảo sát, đánh giá để khi áp dụng biểu thuế mới giá cả vẫn được giữ vững và ổn định, không làm ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của người dân.
Trả lời các ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết Chính phủ đã nghiên cứu kỹ để đưa ra mức tăng thuế suất cho từng loại tài nguyên. Đây là mức tăng đã được tính toán, so với thuế suất gốc thì không phải là con số nhỏ...
Phát biểu kết luận phiên họp chiều, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh, thuế là yếu tố cấu thành giá. Việc điều chỉnh giá của một sản phẩm đều tác động liên hoàn vì thế cần cân nhắc việc điều chỉnh để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ quy định mức thuế suất cụ thể đối với từng loại tài nguyên trong từng thời kỳ theo đúng quy định của Luật. Cần kết hợp yêu cầu quản lý với đảm bảo phát triển kinh tế. Đối với loại tài nguyên quý hiếm nên thu cao, thu trước đối với từng loại và nên cân nhắc kỹ càng hơn để có những điều chỉnh cần thiết ở khâu thuế sau để đảm bảo công bằng.
Phó Chủ tịch Quốc hội giao cho Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan kiểm tra, rà soát lại theo tinh thần chi tiết hơn với từng loại thuế tài nguyên và xong trước ngày 18/4. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét và biểu quyết thông qua vào ngày 19/4, trước khi kết thúc phiên họp./.
Ban soạn thảo và các cơ quan hữu quan sẽ tiếp tục tiếp thu ý kiến của các Ủy viên Ủy ban và hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết.
Trong báo cáo thẩm tra Dự thảo Nghị quyết, Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội đã bày tỏ quan điểm đồng tình về sự cần thiết ban hành Nghị quyết.
Tuy nhiên, Ủy ban này cũng cho rằng dù mức thuế suất được quy định trong Biểu thuế suất về cơ bản được xác định rõ ràng đối với một số tài nguyên cụ thể; đối với nhóm tài nguyên không tái tạo đã điều chỉnh thuế suất cao hơn mức hiện hành, nhưng một số quy định trong Biểu thuế suất vẫn còn những điểm cần tiếp tục hoàn chỉnh; đơn cử như về căn cứ xác định mức thuế suất cụ thể.
Theo đó, việc xác định thuế suất là vấn đề cốt lõi của một sắc thuế phải được dựa trên những luận cứ khoa học chặt chẽ và căn cứ thực tiễn xác đáng. Điều này chưa được làm rõ trong Tờ trình của Dự thảo Nghị quyết; nhất là thuế suất đối với nhiều tài nguyên được điều chỉnh tăng, song chưa làm rõ lý do của việc tăng thuế suất. Vì vậy, đề nghị Chính phủ cần làm rõ căn cứ tính thuế đối với tài nguyên, tránh áp dụng thuế suất chủ quan, gây khó khăn cho thực thi chính sách.
Ủy ban Tài chính-Ngân sách cho rằng yêu cầu đặt ra đối với việc ban hành Biểu thuế suất là phải xác định cụ thể thuế suất đối với từng loại tài nguyên riêng biệt.
Tuy nhiên, đối với nhiều tài nguyên, Dự thảo Biểu thuế suất chưa quy định thuế suất riêng biệt mà vẫn quy định theo nhóm và áp dụng một mức thuế suất chung cho nhiều tài nguyên. Ngoài ra, Dự thảo vẫn quy định nhóm “khoáng sản kim loại khác,” nhóm “khoáng sản không kim loại khác”... mà không xác định đó là loại khoáng sản nào.
Việc quy định như Dự thảo một mặt chưa bảo đảm tính thống nhất với quy định của Luật thuế tài nguyên; mặt khác có thể dẫn đến bất cập trong quá trình áp dụng, đặc biệt khi cần điểu chỉnh thuế suất đối với một tài nguyên cụ thể trong một thời điểm nhất định.
Đa số đại biểu đồng tình với quan điểm của Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội về sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết về việc ban hành Biểu thuế suất thuế tài nguyên, góp phần thể hiện mức độ điều tiết của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Kso Phước và một số đại biểu khác lại bày tỏ băn khoăn về các biểu thuế suất được thể hiện chưa rõ ràng đối với từng loại tài nguyên, thuế suất của hầu hết tài nguyên thuộc nhóm khoáng sản kim loại đều tăng so với hiện hành và tăng ở mức đồng đều hầu hết tài nguyên là 3% (trừ vàng và đất hiếm).
Các đại biểu cho rằng để xây dựng được mức thuế với từng loại tài nguyên, cần nghiên cứu toàn diện đối với từng mặt hàng riêng biệt để có mức thuế phù hợp. Nếu tính như hiện nay là không có căn cứ.
Đại biểu Nguyễn Văn Thuận nhấn mạnh phải tính được trữ lượng, khả năng tái tạo của mỗi loại khoáng sản, để xác định mức thuế phù hợp. Nhiều đại biểu đề nghị làm rõ căn cứ để Ban soạn thảo xây dựng khung thuế suất mới.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Hà Văn Hiền và một số đại biểu cho rằng chính sách thuế cần theo hướng khuyến khích để sản xuất, không nên nặng về quản lý tài nguyên. Nên sử dụng tài nguyên để thúc đẩy phát triển. Cần căn cứ vào mức thuế hiện hành, điều tra, khảo sát, đánh giá để khi áp dụng biểu thuế mới giá cả vẫn được giữ vững và ổn định, không làm ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của người dân.
Trả lời các ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết Chính phủ đã nghiên cứu kỹ để đưa ra mức tăng thuế suất cho từng loại tài nguyên. Đây là mức tăng đã được tính toán, so với thuế suất gốc thì không phải là con số nhỏ...
Phát biểu kết luận phiên họp chiều, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh, thuế là yếu tố cấu thành giá. Việc điều chỉnh giá của một sản phẩm đều tác động liên hoàn vì thế cần cân nhắc việc điều chỉnh để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ quy định mức thuế suất cụ thể đối với từng loại tài nguyên trong từng thời kỳ theo đúng quy định của Luật. Cần kết hợp yêu cầu quản lý với đảm bảo phát triển kinh tế. Đối với loại tài nguyên quý hiếm nên thu cao, thu trước đối với từng loại và nên cân nhắc kỹ càng hơn để có những điều chỉnh cần thiết ở khâu thuế sau để đảm bảo công bằng.
Phó Chủ tịch Quốc hội giao cho Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan kiểm tra, rà soát lại theo tinh thần chi tiết hơn với từng loại thuế tài nguyên và xong trước ngày 18/4. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét và biểu quyết thông qua vào ngày 19/4, trước khi kết thúc phiên họp./.
PV (Vietnam+)