Các nhà khoa học Australia cho biết chức năng ngôn ngữ của con người có thể xuất hiện từ rất sớm và được đánh dấu bằng hiện tượng chép miệng của loài khỉ khi chúng giao tiếp với nhau. Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Sinh vật học đương đại số ra mới đây.
Ông Tecumseh Fitch, chủ nhiệm khoa nhận thức sinh vật học thuộc Đại học Vienna và các đồng nghiệp đến từ Đại học Princeton cùng tiến hành nghiên cứu trên.
Kết quả cho thấy, phần lớn loài khỉ đều có động tác chép miệng khi chúng gặp nhau. Quá trình này mặc dù chỉ phát ra những âm thanh rất nhỏ, nhưng chúng không phải là những rung động thành tiếng được xuất phát từ cổ họng.
Theo ghi nhận ban đầu, âm thanh này do chuyển động liên tục của môi tạo ra. Tuy nhiên quan sát các con khỉ qua X quang, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, âm thanh trên do hàng loạt động tác phức tạp phối hợp nhanh giữa môi, lưỡi, hàm và xương móng nhỏ hình chữ u. Tần suất của những động tác này là 5 lần/giây. Nó tương tự với tốc độ chuyển động của các cơ quan có liên quan trong khoang miệng của người khi nói.
Các nhà khoa học cho biết, khi chúng ta nói, các cơ quan có liên quan trong khoang miệng cũng chuyển động nhanh và nhịp nhàng như vậy. Đồng thời việc điều chỉnh các dây thanh âm này đã tạo ra những âm thanh cơ bản, để nó biến thành phụ âm và nguyên âm.
Khi loài khỉ giao tiếp với nhau, động tác chép miệng và các cơ quan có liên quan được loài khỉ sử dụng khi giao tiếp với nhau giống đến kỳ lạ với chuyển động của các cơ quan có liên quan khi nói ở người.
Do vậy, các nhà khoa học tin rằng, chức năng ngôn ngữ của loài người không bắt nguồn từ tiếng hú gọi của các loài động vật linh trưởng, mà bắt nguồn từ những biểu hiện trên khuôn mặt khi loài khỉ khi giao tiếp và trải qua quá trình tiến hóa lâu dài./.
Ông Tecumseh Fitch, chủ nhiệm khoa nhận thức sinh vật học thuộc Đại học Vienna và các đồng nghiệp đến từ Đại học Princeton cùng tiến hành nghiên cứu trên.
Kết quả cho thấy, phần lớn loài khỉ đều có động tác chép miệng khi chúng gặp nhau. Quá trình này mặc dù chỉ phát ra những âm thanh rất nhỏ, nhưng chúng không phải là những rung động thành tiếng được xuất phát từ cổ họng.
Theo ghi nhận ban đầu, âm thanh này do chuyển động liên tục của môi tạo ra. Tuy nhiên quan sát các con khỉ qua X quang, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, âm thanh trên do hàng loạt động tác phức tạp phối hợp nhanh giữa môi, lưỡi, hàm và xương móng nhỏ hình chữ u. Tần suất của những động tác này là 5 lần/giây. Nó tương tự với tốc độ chuyển động của các cơ quan có liên quan trong khoang miệng của người khi nói.
Các nhà khoa học cho biết, khi chúng ta nói, các cơ quan có liên quan trong khoang miệng cũng chuyển động nhanh và nhịp nhàng như vậy. Đồng thời việc điều chỉnh các dây thanh âm này đã tạo ra những âm thanh cơ bản, để nó biến thành phụ âm và nguyên âm.
Khi loài khỉ giao tiếp với nhau, động tác chép miệng và các cơ quan có liên quan được loài khỉ sử dụng khi giao tiếp với nhau giống đến kỳ lạ với chuyển động của các cơ quan có liên quan khi nói ở người.
Do vậy, các nhà khoa học tin rằng, chức năng ngôn ngữ của loài người không bắt nguồn từ tiếng hú gọi của các loài động vật linh trưởng, mà bắt nguồn từ những biểu hiện trên khuôn mặt khi loài khỉ khi giao tiếp và trải qua quá trình tiến hóa lâu dài./.
Thùy Linh (Vietnam+)